Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chọn hình thức doanh nghiệp nào khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã phải lựa chọn cho mình một hình thức doanh nghiệp phù hợp trong tất cả các hình thức khác nhau. Dưới đây chúng tôi đưa ra 4 hình thức áp dụng cho công ty, doanh nghiệp đang phổ biến như: Công ty tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.

Chọn hình thức doanh nghiệp nào khi thành lập công ty - 1900.6296
Vấn đề ngoại giao, quan hệ đối tác, các công ty, doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn khi thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo thêm về : Những khó khăn khi thành lập công ty. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là làm sao để chọn đúng hình thức áp dụng cho công ty mình, làm thế nào để kinh doanh hiệu quả, có bao nhiêu công ty cùng hình thức kinh doanh với bạn, và tình hình tài chính kinh doanh của công ty họ ra sao?

1. Đối với Công ty tư nhân

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. 

2. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

- Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

-Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc.

- Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên. Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn có ít nhất hai thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là một cá nhân.

- Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

3. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

4. Thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;

• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Những ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần:

Lợi thế của công ty cổ phần là:

• Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

• Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

• Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

• Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

• Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần


Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Thủ tục thành lập công ty, mở công ty TNHH

Bạn đủ điều kiện thành lập công ty để kinh doanh, mở công ty riêng nhưng chưa biết thủ tục như thế nào, hồ sơ thành lập công ty ra làm sao? Và địa điểm làm thủ tục đang ký kinh doanh ở đâu?
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tận tình, và nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn

Thủ tục thành lập công ty, mở công ty TNHH
Với dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp (Tư vấn thành lập công ty cổ phần - Tư vấn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn - Tư vấn thành lập công ty hợp danh - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân) Bravolaw mong muốn đem một phần công sức đóng góp cho sự thành công của khách hàng. Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp được luật sư của chúng tôi tiến hành như sau:

1. Tư vấn các quy định của pháp luật đối với từng loại hình Công ty:

  • Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức của công ty
  • Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành;
  • Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
  • Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn;
  • Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

2. Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp (gồm Hồ sơ thành lập công ty cổ phần - Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn - Hồ sơ thành lập công ty hợp danh - Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân):

  • Tư vấn và hoàn thịên Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp;
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn nội dung và soạn thảo Điều lệ Công ty;
  • Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông;
  • Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp:

  • Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (người đại diện của doanh nghiệp có mặt cùng nhân viên của chúng tôi để ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
  • Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty (người đại diện của doanh nghiệp có mặt cùng nhân viên của chúng tôi để ký nhận Dấu);
  • Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế cho Doanh nghiệp;
  • Hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp

4. Hỗ trợ pháp lý sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp:

  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho Doanh nghiệp ;
  • Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
  • Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty;
  • Giảm 10% phí dịch vụ lần tiếp theo…
Mọi chi tiết về Thủ tục thành lập công ty, mở công ty TNHH, xin quý khách vui lòng liên với chúng tôi qua tổng đài 1900.6296 để nhận được tư vấn về dịch vụ cũng như giải đáp thắc mắc

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức đầu tư thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam, trong một số lĩnh vực. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục đăng ký thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài đồng thời với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty 100 vốn nước ngoài.

Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài - 1900.6296

Hồ sơ xin cấp phép thành lập

1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư – theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).

3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với các loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần  Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.

4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:

– Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

 – Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).

6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.

7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. (Tham khảo Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ)

8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm dịch vụ thành lập công ty tnhh

Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài

Chúng tôi cung cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài dịch vụ tư vấn thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài đồng thời xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:

1. Tư vấn những nội dung cần thiết trước khi tiến hành thủ tục đầu tư

Tư vấn lĩnh vực đầu tư được phép thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài.
Tư vấn các quy định của pháp luật về loại hình; cơ cấu, tổ chức quản lý và hoạt động của Công ty 100 vốn nước ngoài.
Tư vấn các hạn chế và điều kiện đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư dự kiến.
Tư vấn các vấn đề khác liên quan tới dự án đầu tư.
Hướng dẫn Nhà đầu tư chuẩn bị giấy tờ, tài liệu pháp lý cần thiết cho việc thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài.

2. Tiến hành thủ tục thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài.
  • Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư.
  • Thay mặt Nhà đầu tư tiến hành thủ tục thành lập Công ty 100 vốn nước ngoài và xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Xử lý những vấn đề phát sinh liên quan.
  • Thay mặt Nhà đầu tư nhận Văn bản trả lời (nếu có) của Cơ quan quản lý đầu tư.
  • Thay mặt Nhà đầu tư nhận Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty 100 vốn nước ngoài.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900.6296 để được tư  vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí !