Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Tư vấn xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Căn cứ theo nghị định 105/2017/NĐ-CP. Từ ngày 01/11/2017, các Nhà hàng, quán ăn, Bar, vũ trường, quán giải khát….  có hoạt động bán rượu trực tiếp cho khách hàng tại địa điểm bán hàng phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép Bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Trong trường hợp đã có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn hoặc bán lẻ rượu,  thương nhân vẫn phải xin Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ nếu có bán theo hình thức này.

 Điều kiện để được cấp phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Là doanh nghiệp, hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng;
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu;
Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Trong trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này
huong-dan-xin-giay-phep-ban-ruou-tiêu-dung-tai-cho
Tư vấn xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Xem thêm bài viết có liên quan:
>>>>>Xin giấy phép kinh doanh phân phối rượu
>>>>>Xin giấy phép kinh doanh rượu bán buôn là bán lẻ
>>>>>Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

1. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ ( theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã ( bản sao công chứng)
3. Hợp đồng thuê mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng  hợp pháp  địa điểm  bán rượu tiêu dùng tại chỗ
4. Hợp đồng mua bán rượu với  thương nhân có  giấy phép phân phối bán buôn hoặc bán lẻ rượu
5. Bản cam kết đảm bảo  tuân thủ đầy đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của luật pháp tại địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ của thương nhân

 Cơ quan cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 Thời gian xử lý hồ sơ cấp phép

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Bravolaw chuyên  tư vấn điều kiện kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ, xin giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu, xin giấy phép phân phối rượu, xin giấy phép bán lẻ rượu tiêu dùng tại chỗ. Hỗ trợ tìm kiếm nhà cung cấp, soạn thảo hồ sơ, thẩm định sơ bộ địa điểm kinh doanh. Dịch vụ chuyên nghiệp – chi phí thấp.
Liên hệ tư vấn: Tổng Đài Tư Vấn Luật 1900 6296
Liên hệ đặt dịch vụ: Hotline: 0936690123 

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là gì? Làm giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế ở đâu

Kinh doanh du lịch đang là một ngành nghề hot nhất hiện nay. Nhưng ngành nghề này  là ngành nghề có điều kiện kinh doanh nên cần phải ký quỹ ngân hàng và phải xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế  được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế ở đâu, Bravolaw sẽ tư vấn cho bạn như sau.

Làm giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế ở đâu?

Việc cần làm trước tiên là bạn cần thành lập công ty du lịch,  sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn  cần gửi hồ sơ  đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến sở văn hóa  thể thao và du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trong 10 ngày kể từ ngày  nhận được hồ sơ  hợp lệ sở sẽ  tiến hành việc thẩm định hồ sơ, và gửi văn bản đề nghị đến  tổng cục du lịch kiểm định và giải quyết hồ sơ.
 Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ sở sẽ kiểm tra  về tính hợp lệ cùng với văn bản đề nghị của sở văn hóa  thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch sẽ xem xét cấp giấy  phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.  trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ  thì  doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo
Lam-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-quoc-te
Làm giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Xem thêm:


Phạm vi cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

Kinh doanh lữ hành đối tượng là khách du lịch vào Việt Nam.
Kinh doanh lữ hành đối tượng là khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Kinh doanh lữ hành đối tượng là cả khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Những trường hợp không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời hạn chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị xin cấp lại giấy phép.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật, bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm của mình với thời gian chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Những trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

Trong vòng 18 tháng liên tục doanh nghiệp đã không còn kinh doanh lữ hành quốc tế nữa.
Doanh nghiệp bị vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh lữ hành quốc tế.
Doanh nghiệp hoạt động có nhiều những hành vi trái pháp luật bắt buộc phải thu hồi giấy phép hoạt động.
Doanh nghiệp đã quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế của mình.
Với những thông tin chia sẻ ngắn gọn ở trên chắc hẳn bạn đã sáng tỏ trong vấn đề giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là gì rồi. Vậy nên bạn cần phải thực hiện đúng với các quy định, pháp luật để hoạt động kinh doanh của mình thuận lợi hơn. Nếu muốn thành lập công ty kinh doanh lữ hành quốc tế bạn có thể liên lạc với Bravolaw. Chúng tôi sẵn sàng giúp bạn


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Dịch vụ đăng ký làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Bravolaw hỗ trợ có dịch vụ tư vấn xin giấy phép vệ sinh thực phẩm cho khách hàng đang vướng mắc các thủ tục hồ sơ pháp lý khi xin giấy phép.
Chúng tôi chuyên tư vấn xin giấy phép vệ sinh, lập hồ sơ và hướng dẫn tham gia lớp tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu quý khách hàng đang vướng mắc các hồ sơ thủ tục hãy liên hệ ngay tới Bravolaw để được tư vấn trực tiếp …

Các ngành nghề phải xin giấy phép

1. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm
2. Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
3. Cơ sở bán thực phẩm, siêu thị” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
4. Cửa hàng ăn, nhà hàng ăn uống, quán ăn, căng tin”  là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người .
4. "Chợ, nhà ăn tập thể,  hội chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
Xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Xin-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Xem thêm: Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh

Trình tự thực hiện

2. Doanh nghiệp soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
3. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
4. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho doanh nghiệp;
5. Trong trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh thực phẩm

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
2. Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh ;
6. Chứng nhận tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Tư vấn giấy phép vệ sinh tại Bravolaw

Khách hàng làm thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bravolaw sẽ được hưởng một số dịch vụ tư vấn miễn phí  như:
1. Chúng tôi sẽ kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
4. Đại diện khách hàng lên Bộ y tế để nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng;
5. Theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ y tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
6. Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ y tế.
Liên hệ ngay tới Bravolaw để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí !