Thứ Năm, 9 tháng 2, 2023

Tìm hiểu chi tiết thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty cổ phần qua bài viết dưới đây.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (qua bộ phận 1 cửa)

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Cách thức thực hiện

– Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Xem thêm về: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Thành phần hồ sơ

1 Thông báo về việc lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký) (theo mẫu quy định)

2 Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký)

3 Bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị

4 Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện

5 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:

5.1 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

5.2 Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

Thời hạn  giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Yêu cầu, điều kiện

1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

2. Tên của văn phòng đại diện được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có trụ sở văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật;

4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

5. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Nguồn bài viết: https://luatsuonline.vn/thu-tuc-dang-ky-hoat-dong-van-phong-dai-dien-cong-ty-co-phan.html

Tư vấn về thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty cổ phần

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện công ty cổ phần qua bài viết dưới đây.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (qua bộ phận 1 cửa)

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Cách thức thực hiện

– Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

– Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn

Xem thêm về: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Thành phần hồ sơ

1 Thông báo về việc lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký) (theo mẫu quy định)

2 Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký)

3 Bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị

4 Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện

5 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:

5.1 Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

5.2 Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

Thời hạn  giải quyết

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Yêu cầu, điều kiện

1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

2. Tên của văn phòng đại diện được đặt theo đúng quy định của pháp luật;

3. Có trụ sở văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật;

4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

5. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Nguồn bài viết: https://luatsuonline.vn/thu-tuc-dang-ky-hoat-dong-van-phong-dai-dien-cong-ty-co-phan.html

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Thực hiện việc giải thể công ty hiện nay cần những thủ tục nào và thực hiện ra sao?

Hiện nay theo quy định mới được bán hành thì khi tiến hành giải thể công ty cần những thủ tục gì? và được thực hiện như thế nào, để có lời giải đáp chính xác và cụ thể nhất mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Bravolaw nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020

Các trường hợp công ty thực hiện thủ tục giải thể

Theo quy định Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể khi có các lý do như sau:

  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Lưu ý, thủ tục giải thể doanh nghiệp khi công ty không có nhu cầu tiếp tục hoạt động theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần phải đảm bảo công ty đã thực hiện xong các nghĩa vụ của mình. Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp là công ty không còn khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ đến hạn.
  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Điều kiện để giải thể doanh nghiệp

  • Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể

Giải thể công ty cần những thủ tục gì?

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bước 2: Thanh lý tài sản của công ty

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Gửi thông báo giải thể công ty

  • Gửi tới Sở Kế hoạch và đầu tư: làm thủ tục Công bố giải thể công ty;
  • Gửi tới cơ quan Hải quan để làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan;
  • Gửi tới cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
  • Gửi tới Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế;
  • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
  • Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.

Thời hạn gửi quyết định: Thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty ban hành quyết định giải thể công ty.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Cơ quan Hải quan có trách nhiệm xác nhận nghĩa vụ hải quan cho doanh nghiệp;

Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4: Công bố thông tin về việc giải thể công ty

Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Hồ sơ công bố thông tin giải thể doanh nghiệp

  • Thông báo về việc giải thể;
  • Quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Thời hạn giải quyết hồ sơ công bố quyết định giải thể: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 5: Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan hải quan

  • Sau khi doanh nghiệp đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 10 -15 ngày cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.

Bước 6: Thủ tục đóng cửa mã số thuế tại cơ quan thuế

  • Gửi công văn xin giải thể doanh nghiệp lên Chi cục thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế);
  • Gửi Công văn xin quyết toán thuế;
  • Đóng các loại thuế còn nợ;
  • Nộp phạt (nếu có).
  • Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 7: Trả con dấu pháp nhân của công ty

Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Đối với doanh nghiệp tự khắc con dấu từ ngày 01/07/2015 đến nay thì doanh nghiệp có trách nhiệm không được tiếp tục sử dụng con dấu mà không phải thực hiện thủ tục trả lại con dấu tại cơ quan nhà nước.

Bước 8: Thủ tục tại cơ quan đăng ký công ty

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của công ty.

Hồ sơ giải thể công ty

  • Thông báo về giải thể công ty;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết giải thể công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc công ty đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Nguồn bài viết: https://luatsuonline.vn/giai-cong-ty-can-nhung-thu-tuc-gi.html

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2023

Tư vấn loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020 có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì? Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp này như thế nào? Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!.

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là

Loại hình doanh nghiệp là cơ cấu tổ chức doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức từ 2 chủ sở hữu trở lên. Các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm: Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp Nhà nước (Vốn Nhà nước không quá 50%)

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươi người. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Những ưu và nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ưu điểm

• Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
• Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
• Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm

• Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
• Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần

Loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu được gọi là gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
• Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

Ưu điểm

• Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
• Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
• Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
• Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
• Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Nhược điểm

• Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
• Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Công ty hợp danh

• Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.

Ưu điểm

• công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
• Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm

• Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
• Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Doanh nghiệp nhà nước

– Sở hữu vốn: do nhà nước sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.

– Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhân

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Nguồn bài viết: https://luatsuonline.vn/loai-hinh-doanh-nghiep-co-nhieu-chu-huu-duoc-goi-la-gi.html

Thành lập công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành như thế nào?

Ngày nay, nền kinh tế có xu hướng phát triển, việc thành lập công ty ngày càng trở nên phổ biến. Hôm nay, Luật Bravolaw sẽ cung cấp thông tin về vấn đề Thành lập công ty cổ phần như thế nào? qua bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Quyết định số 1523/QĐ-BKHĐT
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần là hoạt động bắt buộc đối với các chủ thể muốn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Thành lập công ty cổ phần vừa là quyền những kèm theo đó là những nghĩa vụ nhất định.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về tên công ty cổ phần

  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.

Điều kiện về trụ sở công ty

Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

  • Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
  • Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện về vốn điều lệ

  • Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng. Luật sư tư vấn sẽ cụ thể  cho doanh nghiệp.

Điều kiện về cổ đông công ty

  • Thành lập công ty cổ phần bởi tối thiểu ba cổ đông sáng lập
  • Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp.

Chi phí thành lập công ty cổ phần

Chi phí thành lập công ty bao gồm: Chi phí nộp hồ sơ:100.000 đ; phí công bố thông tin công ty: 300.000đ; phí mua chữ ký số (gói 1 năm): 1.530.000đ; phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ; chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn: 850.000 đ;…

Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần

Kinh nghiệm về cách đặt tên công ty cổ phần phù hợp với quy định của pháp luật

Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty phải không được trùng với tên của công ty khác; không được trùng với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân nhân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,…

Khi đặt tên công ty cổ phần phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình công ty + tên riêng

Kinh nghiệm về cân đối lựa chọn mức vốn của công ty cổ phần

Pháp luật quy định có những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định và có những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Nếu công ty hoạt động ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì công ty sẽ phải đảm bảo số vốn tối thiểu để đủ điều kiện thành lập công ty.

Kinh nghiệm về đặt địa chỉ công ty cổ phần như thế nào?

Khi mới thành lập công ty, có thể còn chưa có điều kiện để mua hoặc thuê địa điểm làm trụ sở công ty, công ty có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh ảo là nhà của người thân, bạn bè,…

Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần

1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Để thành lập công ty, thì cần thực hiện việc soạn thảo một bộ hồ sơ hợp lệ:

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên/ Cổ đông sáng lập (Theo mẫu do Bộ kế hoạch & Đầu tư ban hành).

Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Phương thức, cách thức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

rên phạm vi toàn quốc và áp dụng với toàn bộ Sở kế hoạch & đầu tư Tỉnh và thành phố thì hiện này sẽ có 02 (hai) phương thức hộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạch & đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;
  • Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online: Trực tuyến qua Cổng thông tin: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2023

Tìm hiểu doanh nghiệp muốn thay đổi tên, địa chỉ phải làm gì hiện nay

Tên, địa chỉ doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên, địa chỉ phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu doanh nghiệp muốn thay đổi tên, địa chỉ phải làm gì? qua bài viết dưới đây nhé.

Hồ sơ thay đổi tên, địa chỉ doanh nghiệp

Doanh nghiệp muốn thay đổi tên hoặc chuyển trụ sở chính thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký theo mẫu ở mục (4).

– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi tên hoặc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nơi nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên, địa chỉ doanh nghiệp

– Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới.

Trình tự thực hiện việc thay đổi tên, địa chỉ doanh nghiệp

– Bước 1: Nộp hồ sơ.

– Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

– Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.

Lưu ý: Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Khám phá 04 quy định cần biết về doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu 04 quy định cần biết về doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!

 Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

– Doanh nghiệp Vit Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

1. Mã số doanh nghiệp

– Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

– Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

(Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020)

2. Dấu doanh nghiệp

– Dấu doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

(Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020)

3. Các loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có các loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

4. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp

Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp được quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

– Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

  • Điều lệ công ty quy chế quản lý nội bộ của công ty sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giấy phép và giấy chứng nhận khác;
  • Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
  • Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
  • Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
  • Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
  • Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

– Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu trên tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn thành lập công ty miễn phí của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 nhé!, Chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.