Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Tư vấn hoàn thiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Với những tác dụng tích cực về mặt sức khỏe mà các sản phẩm thực phẩm chức năng mang lại thì đây là một thị trường đầy tiềm năng mà rất nhiều nhà đầu tư mong muốn được đầu tư. Để thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng thì các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục để thành lập doanh nghiệp đầu tiên. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT thì thực phẩm chức năng bao gồm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng chính là các công ty phân phối các thực phẩm chức năng đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có cơ hội được biết, được tìm hiểu và sử dụng các thực phẩm chức năng.

Lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là thực phẩm do Bộ Y tế quản lý nên các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải đảm bảo các sản phẩm công ty mình đang kinh doanh phải đảm bảo được các quy định về an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố, đăng ký với Bộ Y tế; các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được lập báo cáo thử nghiệm kết quả; kiểm nghiệm sản phẩm và đặc biệt là nhãn hàng hóa, nguồn gốc, công dụng, thành phần.

Đối với các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu phải được phép kinh doanh ở Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện để được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Chuẩn bị tên công ty kinh doanh thực phẩm chức năng:

  • Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty kinh doanh thực phẩm chức năng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:
  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng được quy định như sau:

  • 1079: Kinh doanh thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm chức năng.

Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty kinh doanh thực phẩm chức năng. Luật Bravolaw là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục tư vẫn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 6296.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Hướng dẫn hoàn thành thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm thực phẩm chức năng được lưu hành trên thị trường và chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của các sản phẩm thực phẩm chức năng đối với sức khỏe của con người. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT thì thực phẩm chức năng bao gồm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Trong đó:

Thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

– Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

– Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Để sản xuất thực phẩm chức năng, Công ty phải công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong đó đối với thực phẩm chức năng đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường và đối với thực phẩm chức năng chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Điều kiện về lập báo cáo thử nghiệm hiệu quả: Các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được lập báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng. Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học. Riêng đối với sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thực hiện tại các bệnh viện có chức năng nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.

Điều kiện về kiểm nghiệm sản phẩm: Các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng phải được kiểm nghiệm để công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định liên quan đến các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm; các hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.

Ngoài ra, đối với việc ghi nhãn hàng hóa cũng phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Chuẩn bị tên công ty sản xuất thực phẩm chức năng:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất thực phẩm chức năng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất thực phẩm chức năng:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty sản xuất thực phẩm chức năng không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Các ngành nghề liên quan đến sản xuất thực phẩm chức năng được quy định như sau:

  • 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng;
  • 2100: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu. Chi tiết: Sản xuất thuốc các loại; Sản xuất hoá dược và dược liệu.;

Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty sản xuất thực phẩm chức năng nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối vơí thực phẩm chức năng?

Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm chức năng thuộc nhóm danh mục các sản phẩm, thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Do đó, để có thể sản xuất thực phẩm chức năng, doanh nghiệp phải được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hồ sơ đề nghị cấp gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất thực phẩm chức năng (có xác nhận của cơ sở);
  • Danh sách người sản xuất thực phẩm chức năng đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

Sau khi chuẩn bị được các tài liệu nêu trên, công ty sản xuất thực phẩm chức năng phải nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

  • Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, thời gian để công ty bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ là 30 ngày.
  • Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
  • Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất thực phẩm chức năng, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty sản xuất thực phẩm chức năng. Luật Bravolaw là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 6296.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Thành lập công ty sản xuất và kinh doanh phân bón cần thủ tục gì

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được ưu tiên phát triển. Bên cạnh việc sản xuất máy móc, trang thiết bị, mô hình thông minh trong sản xuất nông nghiệp thì việc sản xuất phân bón cũng rất được các nhà đầu tư chú trọng. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phân bón theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty sản xuất và kinh doanh phân bón

Phân bón là gì? Sản xuất, kinh doanh phân bón là gì?

Phân bón là sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất để cây trồng phát triển. Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định phân bón gồm các loại sau: nhóm phân bón hóa học; nhóm phân bón hữu cơ; nhóm phân bón sinh học; phân bón rễ; phân bón lá.

Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền, sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón.

Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông.

Để các nhà đầu tư có thể kinh doanh sản xuất phân bón thì điều kiện tiên quyết là các nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp.

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phân bón

Chuẩn bị tên công ty sản xuất, kinh doanh phân bón:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty sản xuất, kinh doanh phân bón gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty sản xuất, kinh doanh phân bón:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty sản xuất, kinh doanh phân bón không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty sản xuất, kinh doanh phân bón

Các ngành nghề liên quan đến sản xuất, kinh doanh phân bón được quy định như sau:

  • 2012: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ;
  • 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp;

Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của công ty sản xuất, kinh doanh phân bón nên công ty có thể lựa chọn một mức vốn điều lệ phù hợp với chủ doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty sản xuất, kinh doanh phân bón ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phân bón

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phân bón lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón

Để sản xuất phân bón, doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Trước tiên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều sau:

  • Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
  • Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
  • Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
  • Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
  • Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
  • Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Sau khi đảm bảo được điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, công ty phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP;
  • Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất.
  • Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.

Doanh nghiệp sẽ nộp 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định pháp luật thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Cũng như việc sản xuất phân bón, hoạt động kinh doanh phân bón cũng cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Cụ thể, doanh nghiệp pahir đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
  • Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
  • Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

Sau khi đáp ứng các điều kiện trên, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị 01 bộ tài liệu gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
  • Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định nêu trên.

Cuối cùng doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, đáp ứng các quy định pháp luật sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì sẽ phải khắc phục, có văn bản thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi doanh nghiệp sau khi đã khắc phục xong Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh phân bón, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục mở công ty sản xuất, kinh doanh phân bón. Luật Bravolaw là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục, tư vấn thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phân bón với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 6296

Tham khảo chi tiết trình tự thực hiện thủ tục giải thể

 Giải thể là  hình thức  để chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải quyết triệt để khủng hoảng. Thực hiện chính xác thủ tục theo quy định của luật giải thể công ty sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng hoàn thành thủ tục giải thể để tập trung tạo dựng nên sự nghiệp mới. Tìm hiểu thật kỹ các thông tin pháp lý trong nội dung bài viết này của Luật Bravolaw để hiểu thêm về thủ tục khá đặc biệt này. 

Luật giải thể công ty: Trình tự thực hiện thủ tục giải thể

Khi nào doanh nghiệp bị giải thể?

Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể phân chia các trường hợp doanh nghiệp giải thể như sau.

Giải thể tự nguyện

Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể theo luật giải thể công ty một cách tự nguyện trong các trường hợp:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

Giải thể bắt buộc

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác, bạn bắt buộc phải thực hiện thủ tục giải thể công ty theo đúng quy định pháp luật. 

Chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Luật giải thể công ty thực chất là tổng hợp các quy định pháp lý hướng dẫn về vấn đề giải thể doanh nghiệp và các bên liên quan. Để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, bạn cần thực hiện theo đúng trình tự pháp luật. 

Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Bạn cần thực hiện cuộc họp nội bộ để thông qua quyết định, nghị quyết về vấn đề giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải đảm bảo những nội dung chính theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020:

“a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;”

Thông báo công khai việc giải thể doanh nghiệp

Sau khi thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp phải tổ chức thanh lý tài sản. Tiếp theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, bạn phải gửi biên bản họp kèm quyết định, nghị quyết giải thể doanh nghiệp phải được thông báo gửi đến:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
  • Cơ quan thuế
  • Người lao động trong doanh nghiệp

Trường hợp chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài chính, bạn cần gửi kèm thông báo phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Nộp hồ sơ giải thể theo hướng dẫn của luật giải thể công ty

Sau khi đã thực hiện các bước chuẩn bị đầy đủ, bạn mới có thể tiến hành nộp hồ sơ giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở. 

Thành phần hồ sơ giải thể công ty

Theo hướng dẫn tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ giải thể doanh nghiệp yêu cầu hai loại tài liệu sau:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

Ngoài ra, cần lưu ý đảm bảo về mức độ chính xác trong thông tin hồ sơ. Trường hợp phát hiện giả mạo, sai lệch; Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm.

Thời gian xử lý hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Trong 05 ngày làm việc kể từ khi giải quyết xong nghĩa vụ tài sản, bạn nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;”

Để có thể tìm hiểu và nắm chắc hơn các quy định về luật giải thể công ty, bạn có thể trao đổi trực tiếp với các luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Bravolaw thông qua số 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Tư vấn chi tiết thủ tục mở cửa hàng bán đồ ăn nhanh

Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam ngày càng mở rộng, phát triển và đa dạng với sự gia nhập của nhiều ông lớn (McDonald’s, Pizza Hut, KFC…) mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Bên cạnh đó, với sự hình thành và phát triển mới của nhiều công ty, hộ kinh doanh kinh doanh về thức ăn nhanh càng làm tăng thêm tính đa dạng, phong phú cho các sản phẩm.

Thủ tục mở cửa hàng bán đồ ăn nhanh

Tuy được tiến hành kinh doanh dưới hình thức công ty hay hộ kinh doanh thì hoạt động kinh doanh thức ăn nhanh vẫn phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy, khi tiến hành mở công ty kinh doanh thức ăn nhanh thì cần thực hiện những thủ tục gì? Sau đây, Luật Bravolaw xin tư vấn thủ tục mở công ty kinh doanh thức ăn nhanh như sau:

Thức ăn nhanh là gì?

Thức ăn nhanh hay còn gọi là fastfood là loại thức ăn được sản xuất đồng loạt với chất lượng đồng đều nhằm phục vụ đối tượng khách hàng có quỹ thời gian hạn chế một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Hiện nay, thức ăn nhanh trên thị trường rất đa dạng: khoai tây chiên, gà rán, pizza, sandwich, bánh mì kẹp…với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các thương hiệu lớn: KFC, McDonald’s, Burger King, Pizza Hut…

Thành lập công ty kinh doanh thức ăn nhanh

Với đặc thù là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về giấy phép, do đó, để tiến hành hoạt động, công ty cần đăng ký và đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi thành lập công ty kinh doanh thức ăn nhanh thì bên cạnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần phải có thêm Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thức ăn nhanh cần được tiến hành như sau:

Bước 1: Đăng ký thành lập công ty

Nội dung cần chuẩn bị trước khi đăng ký thành lập công ty

  1. Vốn điều lệ: là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên/cổ đông thành lập công ty cần có sự lựa chọn phù hợp với năng lực tài chính, định hướng kinh doanh… Trong đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Tên công ty: tên công ty bao gồm loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Thành viên/cổ đông thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên trùng lặp, đặt tên đúng theo quy định của pháp luật.
  3. Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  4. Mã ngành: Công ty kinh doanh thức ăn nhanh đăng ký mã ngành 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động làm mã ngành chính và có thể lựa chọn một trong các mã ngành còn lại trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam làm mã ngành bổ sung.

Hồ sơ (01 bộ)

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;
  5. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
  6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
  7. Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).
  8. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thức ăn nhanh

Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.

Kết quả

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là loại giấy phép do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp nhằm quản lý vấn đề vệ sinh thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, khi công ty đã được cấp các loại giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh thực phẩm như Thực hành sản xuất tốt (GMP), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)… thì không cần xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hồ sơ (01 bộ)

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  2. Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  4. Giấy xác nhận đủ sức khỏe và giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận

Nộp hồ sơ

Kinh doanh thức ăn nhanh là việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào (cá, tôm, rau, củ…) thuộc đối tượng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, công ty kinh doanh thức ăn nhanh nộp hồ sơ tại Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua email, fax, mạng điện tử (sau đó gửi bản chính), bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Kết quả

Hồ sơ không hợp lệ: trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm xem xét và thông báo bằng văn bản nếu hồ sơ không hợp lệ.

Hồ sơ hợp lệ:

Nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu cơ sở chưa được thẩm định và xếp loại A hoặc B thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu cơ quan có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Giấy chứng nhận đủ điều kiện chỉ có giá trị hiệu lực trong vòng 03 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hiệu lực trước 06 tháng cần tiến hành các thủ tục đăng ký gia hạn.

Thủ tục cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Làm biển hiệu;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh;
  • Thủ tục công bố sản phẩm (nếu thức ăn nhanh được chế biến/sơ chế và đóng gói).

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thành lập công ty kinh doanh thức ăn nhanh theo quy định của pháp luật hiện hành của Luật Bravolaw. Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua Hotline: 1900 6296

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010;
  2. Luật Doanh nghiệp 2020;
  3. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
  4. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  5. Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
  6. Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Tổng hợp các thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi

Với sự chuyên môn hóa trong hoạt động chăn nuôi cũng như nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm từ vật nuôi… dẫn đến nhu cầu về nguồn thức ăn dành cho vật nuôi ngày càng cao mà ngay cơ sở chăn nuôi khó có thể tự sản xuất để đáp ứng. Do đó, địa dư trong sản xuất thức ăn cho vật nuôi ngày càng tăng. Nắm bắt nhu cầu thực tế trên, dưới phương diện pháp lý, Luật Bravolaw sẽ trình bày cụ thể thủ tục thành lập công ty sản xuất thức ăn như sau:

Thủ tục công ty công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều kiện sản xuất

Tùy thuộc vào quy mô, mục đích trong quá trình hoạt động mà công ty phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện liên quan như sau:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất: địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất; thiết kế, bố trí trong khu vực sản xuất; trang thiết bị; …
  • Điều kiện mua bán: trang thiết bị, dụng cụ bảo quản; nơi bày bán, kho chứa; biện pháp, phòng chống vi sinh vật gây hại;
  • Điều kiện nhập khẩu: chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chất lượng thức ăn nhập khẩu, tiêu chuẩn về kho bảo quản;
  • Xuất khẩu: ngoài việc đáp ứng các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu như các mặt hàng thông thường thì công ty phải đảm bảo có hồ sơ, chất lượng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;

Thủ tục công ty công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi

Là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về giấy phép, do đó, khi thành lập công ty thì ngoài việc tiến hành Đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và đầu tư thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đơn đặt hàng.

Bước 1: Đăng ký thành lập công ty

Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi

Vốn điều lệ: là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về vốn pháp định nên các thành viên/cổ đông thành lập công ty cần có sự lựa chọn phù hợp với năng lực tài chính, định hướng kinh doanh… Trong đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Tên công ty: tên công ty bao gồm loại hình công ty (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của công ty sau này). Thành viên/cổ đông thành lập công ty có thể tra cứu tại – https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx về tên công ty nhằm tránh việc sử dụng tên trùng lặp, đặt tên đúng theo quy định của pháp luật.

Trụ sở công ty: Ngoại trừ nhà chung cư, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Mã ngành: mã ngành chính là 1080: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Bên cạnh đó, công ty được quyền lựa chọn một hoặc một số mã ngành khác trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam làm mã ngành bổ sung.

Hồ sơ (01 bộ)

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty;

Danh sách thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài);

Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông (cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài) là cá nhân, người đại diện;

Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông là tổ chức (nếu thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì giấy tờ pháp lý phải được hợp pháp hóa lãnh sự);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;

Bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có).

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Thủ tục

Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.

Kết quả

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

Bước 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện

Hồ sơ (01 bộ)

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bản thuyết minh điều kiện sản xuất

Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất

Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi (cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn)

Thủ tục

Nộp hồ sơ

Thứ nhất, cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu nộp hồ sơ tại Cục Chăn nuôi;

Thứ hai, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi khác nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Kết qủa

Thứ nhất, cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi  trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đủ điều kiện về cơ sở vật chấttrong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đồng thời cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; nếu cơ sở không đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất thì tiến hành khắc phục và báo cáo kết quả để đánh giá lại trong thời hạn 06 tháng

Thứ hai, cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ (đánh giá điều kiện thực tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được tiến hành nếu nước nhập khẩu yêu cầu)

Thủ tục cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Là ngành nghề kinh doanh các sản phẩm có điều kiện, do đó, để tiến hành sản xuất. Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;

Làm biển hiệu;

Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;

Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh.

Bên cạnh đó, là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên trước khi thức ăn được lưu thông trên thị trường cần:

  • Công bố tiêu chuẩn, hợp quy theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Công bố thông tin sản phẩm;

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật Chăn nuôi 2018
  2. Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
  3. Luật Doanh nghiệp 2020;
  4. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  5. Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

Như vậy Luật Bravolaw đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ tục mở công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng tư vấn thành lập công ty có thể liên hệ công ty theo số 1900 6296 để được hỗ trợ thêm.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Tư vấn hướng dẫn về quy trình mở công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH) gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên – Đây là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được thừa nhận bảo vệ hiện nay. Hôm nay chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý vị quy trình mở công ty TNHH và các vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết này Luật Bravolaw sẽ hữu ích và giúp đỡ được Quý vị.

Hướng dẫn về quy trình mở công ty TNHH

Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty TNHH có không nhiều hơn 50 thành viên cùng góp vốn thành lập.

– Có 2 loại công ty TNHH : Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty TNHH 1 thành viên là : 1 hình thức đặc biệt của công ty tnhh do một tổ chức hay một cá nhân là chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật

Công ty TNHH 2 thành viên là: có 2 thành viên trở lên và không vượt quá 50 thành viên chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật

– Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Hồ sơ mở công ty TNHH cần những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020, khi bạn muốn thành lập công ty TNHH thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở công ty TNHH
  • Dự thảo điều lệ công ty TNHH.
  • Danh sách các thành viên công ty TNHH (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Lưu ý: Với những thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Quy trình mở công ty TNHH diễn ra như thế nào?

Quy trình các bước mở công ty TNHH diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn ở mục trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo hai hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ online tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu bị từ chối, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản

Lưu ý: Tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, 100% hồ sơ đều được nộp qua mạng.

Chi phí dịch vụ mở công ty TNHH là bao nhiêu?

Việc sử dụng dịch vụ đăng ký mở công ty TNHH hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào đơn vị bạn ủy quyền và gói dịch vụ mà bạn chọn. Thông thường số tiền phải chi trả khi sử dụng dịch vụ dựa trên những tiêu chí sau:

  • Chi phí tư vấn về ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, tên công ty…
  • Chi phí soạn hồ sơ thành lập công ty
  • Chi phí cử chuyên viên pháp lý gặp khách hàng để ký hồ sơ tận nhà
  • Chi phí cử chuyên viên pháp lý nộp hồ sơ ở cơ quan có thẩm quyền
  • Chi phí khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp
  • Chi phí trả giấy phép và con dấu tận nhà cho bên khách hàng
  • Chi phí công bố thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về mở công ty TNHH. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan đến pháp lý doanh nghiệp để được tư vấn thành lập công ty chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua số 1900 6296.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Chia sẽ các bước thủ tục thành lập công ty kinh doanh thời trang

Do may mặc là nhu cầu thiết yếu của con người dẫn dến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thời trang mang lại cho các nhà đầu tư là không hề nhỏ. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty kinh doanh thời trang theo quy định mới nhất hiện nay.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thời trang

Thời trang là gì?

Thời trang là một sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, phụ kiện, phong cách. Khi nhắc đến hoạt động kinh doanh thời trang, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến kinh doanh các mặt hàng bao gồm quần áo, giày dép, váy vóc, kính, túi, và các phụ kiện khác.

Thời trang sẽ có thời trang theo mùa và theo bộ sưu tập. Phong cách các các sản phẩm thời trang thường được kết nối với các phong trào văn hóa và các dấu hiệu xã hội, biểu tượng, giai cấp và văn hóa.

Một số lưu ý khi mở công ty kinh doanh thời trang?

Thời trang là một lĩnh vực đòi hỏi người kinh doanh phải nắm bắt được xu hướng tức thời, có con mắt thẩm mỹ và biết chạy theo thị trường. Do đó các cá nhân, tổ chức chuẩn bị mở công ty thời trang cần phải xây dựng đội ngũ chuyên nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng cũng như dự đoán được xu thế trong tương lai để đảm bảo các sản phẩm thời trang của công ty luôn dẫn đầu xu thế.

Với mỗi lứa tuổi, ngành nghề, khả năng kinh tế của khách hàng thì nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang lại khác nhau. Vì vậy, việc xác định tệp khách hàng mà công ty thời trang hướng đến là rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm, lựa chọn các sản phẩm thời trang kinh doanh phù hợp, định hình chiến lược marketing,… tạo nên thương hiệu cho công ty.

Để mở một công ty sản xuất hay kinh doanh thời trang, nguồn vốn ban đầu là rất lớn. Vốn để thuê mặt bằng, thiết kế công ty, nhập hàng hóa, thuê thiết kế sản phẩm, nhập sản phẩm, gia công hàng hóa, chi phí quảng cáo,… Để không gặp phải những khó khăn về kinh tế khi mới thành lập công ty thời trang thì Quý Khách hàng cần chuẩn bị một nguồn vốn cũng không hề nhỏ.

Chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh thời trang

Chuẩn bị tên công ty kinh doanh thời trang:

Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên công ty kinh doanh thời trang dựng gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện không vi phạm quy định tại Điều 38, 39 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Chuẩn bị trụ sở công ty kinh doanh thời trang:

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và phải là nơi thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Lưu ý: Công ty kinh doanh thời trang không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể vì theo quy định luật Nhà ở, chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh.

Chuẩn bị nghành nghề kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang

Các ngành nghề liên quan đến kinh doanh thời trang được quy định như sau:

  • 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú);
  • 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú;
  • 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc;
  • 4641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép;
  • 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da;
  • 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.

Ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh thời trang có thể lựa chọn một số ngành nghề kinh doanh khác để đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Chuẩn bị vốn điều lệ:

Vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vốn và đối với ngành nghề kinh doanh thời trang thì không có yêu cầu về vốn pháp định.

Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, các thành viên phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau thời hạn 90 ngày này mà doanh nghiệp chưa góp đủ số vốn điều lệ đăng ký thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập hoặc giảm vốn điều lệ đã góp trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được trong vòng 30 ngày. Vốn điều lệ công ty kinh doanh thời trang ảnh hưởng đến mức Lệ phí môn bài.

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thời trang

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thời trang lại khác nhau. Cụ thể:

Đối với công ty TNHH một thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với công ty TNHH 2 Thành viên và Công ty cổ phần:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty Hợp danh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những tài liệu nêu trên.
  • Sau khi hồ sơ thành lập công ty đã hoàn tất, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ thông qua trang mạng điện tử của Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Sau khi nhận được hồ sơ, chuyên viên của Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 03ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo từ chối hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
  • Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thủ tục cần thực hiện sau khi có giấy phép

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về kinh doanh thời trang, công ty phải thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Khắc dấu-in bảng hiệu;
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử và tài khoản ngân hàng;
  • Khai thuế ban đầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc thủ tục thành lập công ty kinh doanh thời trang. Luật Bravolaw là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng tư vấn thành lập công ty kinh doanh thời trang với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline:1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

Tham khảo chi tiết tư vấn đăng ký doanh nghiệp tại nhà

Thành lập doanh nghiệp hiện đang là thủ tục được thực hiện nhiều nhất. Để phù hợp hơn với tốc độ phát triển, pháp luật cũng có những cải cách giúp cho việc thành lập doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại nhà hoặc đăng ký trực tiếp… Tìm hiểu kỹ hơn về cách đăng ký thành lập doanh nghiệp tại nhà trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Bravolaw

Tư vấn đăng ký doanh nghiệp tại nhà

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Dù thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại nhà, bạn vẫn phải lựa chọn được cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp để có thể chuẩn bị các bước đăng ký chính xác nhất.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Đối với loại hình này, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Cách đăng ký doanh nghiệp tại nhà

Pháp luật không bắt buộc người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp phải trực tiếp tiến hành thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký qua đường bưu điện, đăng ký doanh nghiệp tại nhà thông qua cổng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của các đơn vị hỗ trợ pháp lý uy tín. 

Dù sử dụng phương pháp nào, bạn cũng nên tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của mình thật đầy đủ. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm những tài liệu dưới đây, và được quy định chi tiết tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ hoạt động công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên, cổ đông là cá nhân
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 

Luật Brvolaw hỗ trợ dịch vụ đăng ký doanh nghiệp

Trong trường hợp bạn muốn thực hiện đăng ký doanh nghiệp ở nhà mà vẫn nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm; bạn có thể đồng hành của Luật Bravolaw. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp với hơn 14 năm hoạt động luôn là sự lựa chọn hàng đầu của cá nhân, tổ chức đầu tư trên thị trường Việt Nam. Luật Bravolaw sẽ hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn, định hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết
  • Thay mặt bạn tiến hành mọi thủ tục cần thiết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động 
  • Hướng dẫn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động

Chi tiết hơn về tư vấn thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp tại nhà, hãy liên hệ và trao đổi ngay với Luật Bravolaw thông qua các phương thức liên hệ 1900 6296 để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất!

Chia sẻ thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2021

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty là thủ tục nhằm chấm dứt hoạt động của chi nhánh. Bao gồm giải thể bắt buộc theo quy định và giải thể tự nguyện. Dù với hình thức nào, doanh nghiệp cần phải đảm bảo hoàn tất mọi nghĩa vụ của mình khi giải thể. Bài viết sau đây Luật Bravolaw xin tư vấn thủ tục giải thể chi nhanh công ty năm 2021 chi tiết.

Tư vấn thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2021

Khi nào cần giải thể chi nhánh công ty?

Pháp luật doanh nghiệp cho phép giải thể chi nhánh trong các trường hợp sau:

Giải thể theo quy định của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động quyết định các vấn đề của chi nhánh mà mình thành lập, bao gồm cả việc giải thể. Có nhiều lý do khác nhau để chấm dứt hoạt động của chi nhánh như: kinh doanh không hiệu quả; mâu thuẫn nội bộ,…

Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh có thể giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa chi phí, đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, việc giải thể chi nhánh do chính chủ doanh nghiệp quyết định. Đối với công ty hợp danh do Hội đồng thành viên hợp danh quyết định. Công ty TNHH do Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty quyết định. Công ty cổ phần là do Đại hội đồng cổ đông nhất trí quyết định,

Giải thể theo quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Để thành lập chi nhánh công ty thì doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là sự công nhận về mặt pháp lý cho chi nhánh hoạt động. Do đó, nếu bị thu hồi giấy phép hoạt động cũng có nghĩa là chi nhánh buộc phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Tư vấn thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2021

Thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2021 được tiến hành theo các bước sau:

 Bước 1:  Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan

Sau khi chi nhánh công khai quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và niêm yết công khai quyết định này tại trụ sở chính của chi nhánh và ty tiến hành gửi công văn tới Tổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể chi nhánh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế

Gửi công văn tới cơ quan thuế (có kèm bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh) để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Sau khi có xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở thì Cục thuế ra quyết định đóng cửa mã số thuế doanh nghiệp.

Bước 3: Thực hiện thủ tục tại phòng đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 7 ngày từ khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Ngoài ra doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 4: Trả lại con dấu

Nếu chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp thì phải có trách nhiệm trả con dấu sau khi giải thể, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty bao gồm những gì?

Hồ sơ tiến hành giải thể chi nhánh công ty bao gồm:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (Theo mẫu);
  • Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh. Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Danh sách chủ nợ  cùng với khoản nợ chưa thanh toán, bao gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi của người lao động;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
  • Con dấu của chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).

Trên đây là tư vấn về thủ tục giải thể chi nhánh công ty năm 2021. Để hiểu rõ hơn về quy trình cũng như hồ sơ cần thiết cho thủ tục này hay cần tư vấn thành lập công ty, hãy liên hệ theo số 1900 6296 để được hỗ trợ hiệu quả nhất.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Tư vấn các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Mở doanh nghiệp tư nhân là thủ tục trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy địnhành nên doanh nghiệp tư nhân mới. Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định qua bài viết dưới đây.

Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định. “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp đơn giản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì nó là mô hình đơn giản. Mà bỏ qua các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Nếu không có hiểu biết nhất định về pháp luật doanh nghiệp. Thì sẽ gặp không ít trở ngại khi đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt là vấn đề về vốn của doanh nghiệp.

Các ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có các ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của công ty tư nhân

Công ty tư nhân có ưu điểm là thủ tục đơn giản, dễ thay đổi hoặc bổ sung trong vấn đề cập nhật thông tin. Trong khi loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.

Nhược điểm của công ty tư nhân

Loại hình công ty tư nhân này sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp. Cho nên các bạn nên cân nhắc hạn  chế lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân này khi doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có nhiều rủi ro.

Trình tự các bước mở doanh nghiệp tư nhân theo quy định

Các bước mở doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp. Đây là mẫu Giấy đề nghị mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;

– Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội);

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:

Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định hiện nay. Với mô hình đơn giản, đây là lựa chọn của nhiều người khi có ý định thành lập doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ theo số 1900 6296 cho Luật Bravolaw để nhận được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé.

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

Hướng dẫn cũ thể thành lập công ty dịch vụ bảo vệ

Ngày nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ ngày càng tăng cao. Từ các công ty, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, cửa hàng vừa và nhỏ, chung cư, nhà ở,… đều cần đến bảo vệ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi thành lập công ty bảo vệ cần những gì? Rất quan trọng, giúp các doanh nhân khi tiến hành đăng ký thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần lưu ý. Trong bài viết dưới đây, Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn Quý Khách hàng quy trình thành lập công ty du lịch theo quy định mới nhất hiện nay.

Thành lập công ty dịch vụ bảo vệ

Quy trình thành lập công ty dịch vụ bảo vệ

Để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ thành công thì doanh nghiệp nên thực hiện theo quy trình cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị địa chỉ và tên của công ty bảo vệ

Địa chỉ công ty:

– Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần có địa chỉ bên trong lãnh thổ Việt Nam, như vậy mới có thể thuận lợi đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải chính xác, không được sử dụng địa chỉ giả.

– Chung cư và khu tập thể là những khu vực không thể đặt địa chỉ kinh doanh, do đó, doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh địa chỉ công ty ở những khu vực này. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của cá nhân, gia đình, bạn bè… để đăng ký trụ sở công ty. 

– Nếu trường hợp thuê văn phòng làm địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thuê và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật và một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.

Tên công ty:

– Tên của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể được viết bằng tiếng anh hoặc tiếng việt, nhưng phải đảm bảo là tên không chứa ký tự, từ ngữ cấm hay ký tự, từ ngữ thiếu văn hóa. Hơn nữa, tên không được gây nhầm lẫn với công ty khác.

– Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần có một tên riêng, khác biệt với những công ty khác, đặc biệt, tên công ty kiểm toàn phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với bất cứ tên của doanh nghiệp khắc đã đăng ký kinh doanh trước đó.

– Tên công ty có thể viết tắt. Doanh nghiệp không sử dụng tên lực lượng vũ trang hay tên của bất cứ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào để làm tên cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Để tránh các trường hợp tên không hợp lệ, doanh nghiệp nên tra cứu tên cần thận trước khi đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh

Loại hình doanh nghiệp

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể chọn một trong 5 loại hình sau để làm hình thức cho doanh nghiệp của mình như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh.

– Loại hình phù hợp với công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ sẽ do doanh nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên, người góp vốn, tỉ lệ vốn, mong muốn của chủ doanh nghiệp…để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng doanh nghiệp, do đó, hãy cân nhắc kỹ và đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Ngành nghề kinh doanh

– Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần thực hiện đăng ký kinh doanh ngành nghề cũng như mã ngành phù hợp đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì mới được hoạt động kinh doanh. 

– Trường hợp này, khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ, doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề Hoạt động bảo vệ tư nhân (801 – 8010 – 80100).

+ Nhóm này gồm: Việc cung cấp các dịch vụ sau: dịch vụ tuần tra và bảo vệ, nhận và chuyển tiền, hóa đơn hoặc các tài sản có giá trị khác với người và thiết bị bảo vệ đi kèm những tài sản trên trong quá trình di chuyển. 

+ Nhóm này cũng gồm: Dịch vụ xe bọc thép; Dịch vụ vệ sĩ; Dịch vụ máy dò tìm; Dịch vụ in dấu vân tay; Dịch vụ bảo vệ an toàn.

– Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng những điều kiện ngành nghề liên quan khi kinh doanh dịch vụ kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì ngay sau khi có giấy phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể đi vào hoạt động ngay.

+ Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được yêu cầu theo quy định và tiến hành kiểm đinh, xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, sau đó mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh

Bước 3: Chuẩn bị người đại diện và vốn khi mở công ty dịch vụ bảo vệ

Người đại diện pháp luật

– Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể có 1 hay nhiều người đại diện pháp luật nếu chọn loại hình cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện pháp luật có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty, là người quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp cần chọn một người đại diện có kinh nghiệm cũng như đủ năng lực, đảm bảo có thể giải quyết những công việc quan trọng của doanh nghiệp khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Người đại diện theo pháp luật của một công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, người quản lý…

Vốn và kê khai vốn điều lệ:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi đăng ký kinh doanh thì cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ. Vốn tối thiểu khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh.

– Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai vốn điều lệ phù hợp cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Mức vốn này cũng phụ thuộc vào điều kiện về vốn của doanh nghiệp và quy định từng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

+ Nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ngành nghề không có điều kiện liên quan đến vốn, thì có thể thực hiện kê khai vốn điều lệ theo mong muốn cũng như khả năng của doanh nghiệp. Vốn điều lệ ở trường hợp này không bị giới hạn ở mức tối đa hay tối thiểu.

+ Nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu liên quan đến vốn, ví dụ như ngành nghề đó yêu cầu về vốn ký quỹ, vốn pháp định thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ ở mức tối thiểu ngang bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được đăng ký kinh doanh. Trường hợp này tuy không giới hạn về mức vốn điều lệ tối đa nhưng lại giới hạn về mức tối thiểu, do đó, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty dịch vụ bảo vệ

Hồ sơ cụ thể gồm những giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (nếu là cá nhân), kèm theo giấy đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập (nếu là tổ chức)… ( Bản sao, công chứng).

– Điều lệ cụ thể và đầy đủ của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

– Danh sách cổ đông sở hữu cổ phần hay danh sách thành viên góp vốn vào công ty.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh

–  Hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Doanh nghiệp có thể nhận giấy phép thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau 3 – 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.

Bước 6: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh; 
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bước 7: Xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đảm bảo những điều kiện liên quan và xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty dịch vụ bảo vệ

Sau khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì doanh nghiệp cần hoàn thành những thủ tục sau:

Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần tiến hành treo bảng hiệu công ty và phá hành hóa đơn GTGT

Treo bảng hiệu

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…

Phát hành hóa đơn

– Doanh nghiệp tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Sau đó đặt in hóa đơn để sử dụng, phục vụ cho công ty. Nếu trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng.Công ty phải thực hiện kê khai, đóng thuế đầy đủ và thuê dịch vụ kế toán sau khi công ty đi vào hoạt động

Kê khai, đóng thuế

– Sau khi mở công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì doanh nghiệp sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế cơ bản như: Thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi kết thúc năm tài chính; Thuế giá trị gia tăng theo quý báo cáo của doanh nghiệp; Thuế môn bài (Thuế môn bài (đóng trong vòng 30 ngày sau khi mở công ty). Mức thuế môn bài phải đóng sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai. Cụ thể là trên 10 tỷ VNĐ thì đóng 3 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm, dưới 10 tỷ VNĐ thì đóng 2 triệu VNĐ thuế môn bài mỗi năm).

– Ngoài ra, công ty cần nộp tờ khai thuế môn bài và đóng thuế môn bài sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh trong vòng 30 ngày, nêu không sẽ bị xử phạt hành chính.

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

Làm tài khoản ngân hàng

– Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ sau khi đi vào hoạt động cần tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty. Đại diện pháp luật hoặc chủ công ty mang CMND

+ Giấy chứng nhận doanh nghiệp

+ Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở KH & ĐT.

Mua chữ ký số

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Góp vốn vào công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ và khắc con dấu công ty

Góp vốn vào công ty

– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn quy định là 90 ngày.

– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền 

Thuê dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Luật Bravolaw

Khắc con dấu

 – Doanh nghiệp phải đặt khắc con dấu của công ty, số lượng và hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần phải đảm bảo con dấu thể hiện được những thông tin cần thiết như tên công ty hay mã số doanh nghiệp.

– Sau khi khắc con dấu, doanh nghiệp làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Trên đây là những chia sẻ về Thành lập công ty dịch vụ bảo vệ. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ phần nào giúp cho Quý doanh nghiệp nắm bắt được các bước thành lập công ty và những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty. Nếu còn vướng mắc gì cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận ở khung bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp theo số 1900 6296 với Luật Bravolaw để được hỗ trợ tốt nhất.