Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Tổng hợp các bước thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định

Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt dành cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ, những ngành nghề truyền thống. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Hôm nay, Luật Bravolaw xin hướng dẫn bạn thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về hộ kinh doanh cá thể

Quyền thành lập hộ kinh doanh của cá nhân được quy định tại:

Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Mỗi cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định của Nghị định 01/2012/NĐ-CP thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh: Giấy đề nghị phải có các nội dung như: Tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại; email; Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân thành lập hộ…;
  • Bản sao của Thẻ căn cước công dân hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ nếu hộ do một nhóm cá nhân thành lập;
  • Hợp đồng thuê/mượn trụ sở kinh doanh;
  • Bản sao Giấy tờ chứng minh trụ sở kinh doanh;
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc các giấy tờ khác liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hộ kinh doanh

Người thành lập hộ kinh doanh nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Công việc phải làm sau khi thành lập hộ kinh doanh

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh liên hệ với Cơ quan thuế để xin cấp Giấy chứng nhận Mã số thuế cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật Bravolaw

Khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại công ty chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn về điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Tư vấn về tên hộ kinh doanh cá thể, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và các thủ tục hồ sơ cần thiết để thành lập hộ kinh doanh.
  • Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hộ kinh doanh giao cho khách hàng.
  • Tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình hoạt động của hộ kinh doanh.

Trên đây là những gì Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 Công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể và chi tiết!

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Tư vấn thủ tục thành lập công ty mới tại Hà Nội 2022 theo quy định

 Thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội hiện rất nhanh chóng và thuận lợi, đặc biệt trong năm 2022, toàn bộ thủ tục thành lập công ty được thực hiện thông qua mạng điện tử đã giúp cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, phát triển, tiếp cận thủ tục thông qua công nghệ thông tin, hạn chế tối đa việc đi lại cũng như chi phí khi thành lập công ty tại Hà Nội. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập công ty mới tại Hà Nội 2022

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Các bước thành lập công ty tại Hà Nội

Bước 1: Lập hồ sơ thành lập công ty và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thời hạn hoàn thành 03 -04 ngày làm việc.

Bước 2: Khắc dấu pháp nhân

  • Thời hạn hoàn thành: 01 ngày làm việc
  • Chỉ cần 04-06 ngày làm việc công ty luật Bravolaw sẽ hoàn thành giúp Quý khách hàng thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội.

Lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Tên công ty

  • Tên doanh nghiệp theo quy định bao gồm 2 bộ phận: loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.
  • Có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.
  • Về tên riêng là tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Ngoài ra, tên doanh nghiệp có thể bao gồm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Chủ thể kinh doanh không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức xã hội; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa để cấu thành tên doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp không được đăng ký tên nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để làm tên riêng doanh nghiệp mình.
  • Quý khách hàng cung cấp tên dự định đặt cho Luật Bravolaw, công ty sẽ tiến hành tra cứu tên và tư vấn sửa đổi, bổ sung tên cho quý khách. Việc tra cứu tên sẽ tăng khả năng đăng ký thành công tuy nhiên không đảm bảo 100% chủ thể sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Trong các loại hình doanh nghiệp, Luật Bravolaw khuyên Quý khách hàng nên lựa chọn đăng ký thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được thành lập khi chỉ có 1 thành viên góp vồn trong khi công ty cổ phần yêu cầu tối thiểu 3 cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, cả hai loại hình công ty này đều có chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức của các mô hình này khá chặt chẽ, hoàn chỉnh nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở chính công ty

  • Doanh nghiệp cung cấp địa chỉ trụ sở chính mà doanh nghiệp dự định đặt doanh nghiệp. Doanh nghiệp ghi rõ số nhà, ngõ ngách, đường phố, phường, xã, quận huyện, thành phố.
  • Trụ sở không được phép là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đi thuê, mượn văn phòng thì cần có giấy tờ chứng mình quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ

  • Phụ thuộc vào khả năng tài chính và mức vốn huy động ban đầu, Quý khách hàng cung cấp cho Luật Bravolaw mức vốn điều lệ dự kiến góp.
  • Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, Quý khách hàng lưu ý đáp ứng được mức vốn tối thiểu khi tiến hành đăng ký (Ví dụ: ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động, dịch vụ bảo vệ…).

Ngoài ra, công ty cần cân nhắc về số vốn điều lệ bởi nó ảnh hưởng đến mức thuế môn bài công ty phải nộp. Mức thuế môn bài áp dụng tương ứng với mức vốn điều lệ doanh nghiệp như sau:

  • Trên 10 tỷ đồng vốn điều lệ: 3.000.000 đồng/năm;
  • Từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.

Thành viên/cổ đông công ty

Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập của công ty (cung cấp bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đã được công chứng/chứng thực của thành viên/cổ đông/người đại diện theo pháp luật). Đồng thời doanh nghiệp cần nêu rõ tỷ lệ góp vốn góp của mỗi người trong vốn điều lệ.

Người đại diện theo pháp luật

  • Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin chứng thực cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệpvà nêu rõ chức danh.
  • Không lựa chọn người đang bị treo mã số thuế tại các công ty đã thành lập trước đây (dù thành lập ở bất kỳ tỉnh nào trong cả nước).

Phát hành hóa đơn điện tử

  • Hóa đơn điện tử được hiểu là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế
  • Năm 2022, các công ty mới thành lập bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.

Kết quả dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội khi sử dụng dịch vụ của Luật Bravolaw

Các dịch vụ sau khi thành lập công ty tại Luật Bravolaw

  • Mở tài khoàn ngân hàng;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Phát hành hóa đơn điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Tư vấn thuế, dịch vụ kế toán trọn gói với chi phí hợp lý cho các doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội hoặc có bất kỳ thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp theo số 1900 6296 với chúng tôi để được hồ trợ tốt nhất.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

Tổng hợp những thủ tục hành chính thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một trong 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhà đâu tư muốn độc lập trong quản lý cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến kinh doanh của mình. Nhà đâu tư thường lựa chọn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hôm nay, Luật Bravolaw chia sẻ thủ tục hành chính thành lập công ty TNHH 1 thành viên trong bài viết dưới đây nhé.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐCP
  • Thông tư số 01/2021/KHĐT

Công ty trách nhiệu hữu hạn một thành viên là gì?

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Các bước thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nội hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Cách thức thực hiện:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:

  • Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

  • Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  • Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
  • Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

  • Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
  • Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Lưu ý: Người sử dụng không phải thanh toán lại khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Ngoài ra, nhận biên lai phí, lệ phí (đối với hồ sơ thanh toán phí qua mạng điện tử)

  • Đối với hồ sơ có thanh toán phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được email phát hành biên lai điện tử (được gửi về địa chỉ email đã nhập ở bước thanh toán điện tử).
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng không được chấp thuận, người sử dụng sẽ được hoàn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã nộp theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6296 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thành lập công ty.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

Tìm hiểu thành lập công ty kinh doanh siêu thị theo quy định

Ngày nay, càng có nhiều siêu thị mở ra để đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân. Siêu thị đã một phần thay thế được chợ truyền thống bởi vì hàng hóa trong siêu thị rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, giúp người tiêu dùng tự do lựa chọn và tiết kiệm thời gian. Đối với chủ thể kinh doanh siêu thị thì trước tiên cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết thành lập công ty kinh doanh siêu thị theo quy định pháp luật trong bài viết dưới đây.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Lưu ý: Bản sao hợp lệ các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính.

  • Giấy uỷ quyền cho Luật Bravolaw (trong trường hợp lựa chọn dịch vụ của công ty).

Luật Bravolaw sẽ soạn thảo hồ và nộp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Trong thời gian từ 03 – 05 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn thông báo và phải nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Nếu vi phạm quy định doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu doanh nghiệp

Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định số lượng, nội dung và mẫu con dấu của mình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, doanh nghiệp cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp lưu ý, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.

Lưu ý: Đối với hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trong nội dung con dấu không được vi phạm điều cấm của pháp luật: không được là quốc kỳ, quốc huy, đảng kỳ; không được vi phạm truyền thống đạo đức và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

Pháp luật không quy định cụ thể kinh doanh siêu thị là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi đăng ký doanh nghiệp hay khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động. Tuy nhiên, do mặt hàng trong siêu thị rất đa dạng thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Vì thế khi kinh doanh một số hàng hóa thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần đáp ứng được điều kiện tương ứng trước khi bắt đầu và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Quý khách hàng lưu ý khi lựa chọn kinh doanh một số mặt hàng sau trong siêu thị: – Rượu: khi kinh doanh rượu, chủ thể kinh doanh phải được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP. Đối với trường hợp nhập khẩu rượu thì cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 94/2012/NĐ-CP;

  • Kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm (Điều 65 Luật Đa dạng sinh học 2008; Điều 40 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP);
  • Kinh doanh thực phẩm: doanh nghiệp cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Điều 34 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010). Trong trường hợp nhập khẩu thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện khác theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010;
  • Kinh doanh thuốc lá: công ty cần xin  Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá (theo Điều 19 luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 và Điều 26 nghị định 67/2013/NĐ-CP)

Ngoài ra, Quý khách hàng có thể tham khảo một số ngành nghề sau:

STTTÊN NGÀNH NGHỀMÃ NGÀNH
1.Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt1010
2.Chế biến và bảo quản rau quả1030
3.Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh4753
4.Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác trong các cửa hàng chuyên doanh.4759
5.Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh4772
6.Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet4791
7.Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Chi tiết:Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh8299

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh siêu thị vui lòng liên hệ 1900 6296 để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2022

Chia sẻ các bước thực hiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em hiện nay

Ngày nay công nghệ đồ chơi trẻ em ngày càng phát triển. Các công ty mở các chuỗi shops của hàng bán đồ chơi cho trẻ em ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của các bé và ba mẹ của bé. Chính vì thế mà nhu thành lập doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em được càng được biết đến nhiều hơn. Cùng luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Các bước thành lập công ty kinh doanh đồ chơi trẻ em:

Bước 1: Mã ngành kinh doanh đồ chơi trẻ em:

  • 4764 – Bán lẻ đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 3240 – Sản xuất đồ chơi, trò chơi trẻ em

Bước 2: Xác định tên công ty:

  • Tên công ty phải được kiểm tra trên hệ thống đăng ký kinh doanh để nhận biết tên của bạn đã có doanh nghiệp nào đăng ký hay chưa?
  • Tên có khả năng phân biệt để đăng ký nhãn hiệu, đăng ký domain website.
  • Tên không vi phạm các điều cấm về đặt tên doanh nghiệp quy định tại Điều 38 của Luật doanh nghiệp 2020.

Bước 3: Chuẩn bị địa chỉ trụ sở công ty

  • Cần trụ sở chính để thành lập công ty, doanh nghiệp
  • Trụ sở doanh nghiệp được quy định tại Điều 42, Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định này thì trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, và được xác định theo đia giới đơn vị hành chính ( Thôn/bản/ấp/tổ dân phố, Phường/xã/thị trấn, Thị xã/quận/huyện, Tỉnh/Thành phố, Quốc gia).
  • Trụ sở không được là nhà chung cư, nhà tập thể
  • Có địa chỉ rõ ràng theo Điều 42.

Bước 4: Xác định loại hình công ty để kinh doanh đồ chơi trẻ em:

Bước 5: Xây dựng hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
  • Danh sách thành viên / Danh sách cổ đông.
  • Điều lệ dự thảo.
  • Giấy chứng thực cá nhân liên quan.
  • Giấy chứng thực tổ chức ( nếu có)
  • Giấy uỷ quyền người đại diện phần vốn góp nếu là tổ chức
  • Giấy chứng nhận đầu tư nếu là Doanh nghiệp có vốn FDI.

Bước 6: Nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Lập tài khoản trực tuyến để nộp hồ sơ trên dangkykinhdoanh.gov.vn
  • Đưa thông tin lên hệ thống.
  • Đưa các tài liệu hồ sơ lên hệ thống.
  • Thanh toán lệ phí để thành lập doanh nghiệp
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ trong thời hạn 03 ngày

Bước 7: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh và nhưng lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp:

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thành lập công ty.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

Thành lập công ty con và những thủ tục bạn cần biết tới

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Do đó, hiện nay các công ty có thể đa dạng hình thức hoạt động kinh doanh doanh của mình. Cùng Luật Bravolaw tìm hiểu chi tiết về thủ tục thành lập công ty con theo quy định pháp luật hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.

Công ty mẹ, công ty con

Trước hết ta phải hiểu công ty mẹ, công ty con là như nào? Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện, đạ điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty mẹ – công ty con là hai thực thể độc lập với nhau, có tư cách pháp nhân riêng.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành và các hoạt động của công ty này (công ty con) bằng việc gây ảnh hưởng hoặc bầu ra bộ máy quản lý của công ty con. Công ty mẹ chính là công ty đầu tư vốn vào vốn điều lệ của một hoặc một số công ty khác thông qua đó nắm quyền kiểm soát chúng. Như vậy bản chất pháp lý của công ty mẹ, công ty con thể hiện mối quan hệ sở hữu vốn điều lệ giữa chúng với nhau. Sự vận động của các cổ phần trong vốn điều lệ dẫn tới sự vận động của quyền sở hữu. Sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới thiết lập mối quan hệ công ty mẹ và công ty con hoặc chấm dứt mối quan hệ khác.

Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu tư kinh doanh của mình.

Đặc điểm quan hệ công ty mẹ – công ty con

  • Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ);
  • Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;
  • Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều một công ty có thể vừa là công ty con của một công ty mẹ vừa là công ty mẹ của một công ty khác.
  • Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn;
  • Về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu…

Lưu ý: Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.

Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con

Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con

  • Là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia;
  • Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập, do đó các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.
  • Nhờ có sức mạnh của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.
  • Tạo nên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính: Công ty mẹ công ty con giúp cho việc nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh lấy việc phát triển khoa học công nghệ mới làm cơ sở liên kết. Các công ty con là đơn vị sản xuất kinh doanh còn nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu các công nghệ mới của công ty mẹ để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển nhanh các sản phẩm đó ra thị trường. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty con.
  • Mô hình này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con.
  • Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.
  • Với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác làm tăng khả năng canh tranh, tăng độc quyền của thiểu số phân tán sự rủi ro, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông.
  • Với mô hình này, công ty mẹ chắc chắn sẽ quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sát hơn. Thông qua người đại diện của mình tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, các đại diện công ty con có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty con.
  • Mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ.
  • Mô hình công ty mẹ – công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo ra sức mạnh của tập đoàn.
  • Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới

Nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con

  • Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:
  • Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.
  • Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
  • Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
  • Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn
  • Nhược điểm Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần của các công ty con nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các công ty con đó, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
  • Tuy nhiên, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định đối với công ty con (phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con); Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con; Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.

Thủ tục thành lập công ty con

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Luật Bravolaw soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.

Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác, Luật Bravolaw sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
    • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
    • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Luật Bravolaw thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, Luật Bravolaw tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Khác với trước đây, thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty.
  • Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.

Bước 3: Khắc con dấu công ty

  • Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Bravolaw sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Thời gian thực hiện: 01 ngày.
  • Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Luật Bravolaw cam kết từ 04 đến 06 ngày làm việc sẽ hoàn thành tất cả các bước thủ tục thành lập công ty nêu trên. Thời gian thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6296 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thành lập công ty.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

Khám phá thủ tục thành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định pháp luật

Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế là một loại hình kinh doanh đặc biệt, bởi lẽ, trang thiết bị y tế là loại hàng hóa được Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Những cá nhân, tổ chức, tập thể kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế cần đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và thực hiện trình tự, thủ tục theo luật định. Hôm nay, Luật Bravolaw xin chia sẻ thủ tục thành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định pháp luật trong bài viết dưới đây.

Điều kiện đối với công ty kinh doanh trang thiết bị y tế:

  • Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ phù hợp để thực hiện lắp đặt, hướng dẫn sử dụng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán, trong đó có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
  • Có kho có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản; Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng và có phương tiện vận chuyển từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không có kho bảo quản hoặc phương tiện vận chuyển phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế:

Đăng ký doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế tại sở kế hoạch đầu tư:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Bravolaw.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Bravolaw sẽ khắc dấu pháp nhân và thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

Mã ngành mua bán trang thiết bị y tế:

STTTên ngànhMã ngành
1.Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Chi tiết:Bán buôn máy móc, thiết bị y tế4659
2.Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết:Bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế trong các cửa hàng chuyên doanh4771

Thực hiện các thủ tục sau thành lập như nộp thuế môn bài, đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ, đặt in hóa đơn,…..

Tiếp theo doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế:

Trước khi thực hiện kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, người đứng đầu cơ sở mua bán trang thiết bị y tế có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán đến Sở Y tế nơi cơ sở mua bán đặt trụ sở;

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo mẫu;
  • Bản kê khai nhân sự theo mẫu;
  • Các giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Các giấy tờ này phải được xác nhận bởi cơ sở công bố đủ điều kiện mua bán.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao hợp lệ).

Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế cấp cho cơ sở thực hiện việc công bố Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán và công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin: Tên, địa chỉ của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế; hồ sơ công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến hành lập công ty kinh doanh trang thiết bị y tế.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2022

Tìm hiểu thủ tục hành chính thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo quy định pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất. Loại hình công ty này được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để thành lập một pháp nhân trong kinh doanh. Công ty Luật Bravolaw giới thiệu trình tự thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với các các nội dung sau đây:

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐCP
  • Thông tư số 01/2021/KHĐT

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên là gì?

Theo Điều 46, Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Các bước thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

Cách thức thực hiện:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

a) Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
b) Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
c) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
d) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả thành lập doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

Trường hợp đăng ký trực tiếp:

  • Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
  • Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.

Lưu ý: Người sử dụng không phải thanh toán lại khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Ngoài ra, nhận biên lai phí, lệ phí (đối với hồ sơ thanh toán phí qua mạng điện tử)

– Đối với hồ sơ có thanh toán phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được email phát hành biên lai điện tử (được gửi về địa chỉ email đã nhập ở bước thanh toán điện tử).

– Trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng không được chấp thuận, người sử dụng sẽ được hoàn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp đã nộp theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw về chủ đề trên. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2022

Thành lập công ty kinh doanh thương mại điện tử và những hồ sơ, thủ tục bạn cần biết

Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, thiết bị di động, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên việc mua bán qua các trang thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Chính vì thế mô hình kinh doanh thương mại điện tử không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hôm nay, Luật Bravolaw xin gửi tới bạn tư vấn quy trình, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thương mại điện tử trong bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
  • Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
  • Nghị định 01/2021/NĐ – CP ngày 04/01/2021;
  • Nghị định 52/2013/NĐ – CP ngày 16/5/2013;
  • Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014.

Thủ tục thành lập công ty thương mại điện tử

Bước 1: Luật Bravolaw tiếp nhận thông tin từ Qúy khách hàng

Để thành lập công ty, Quý Khách hàng cần cung cấp cho Luật Bravolaw các thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng.

Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Luật Bravolaw sẽ tiến hành tư vấn thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên miễn phí cho Qúy khách hàng tránh trường hợp trùng tên, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

  • Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.
  • Về mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh vì mức vốn điều lệ liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, ký quỹ và mức thuế môn bài hằng năm. Lưu ý, những ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định.

Vốn điều lệ là cơ sở để áp dụng mức thuế môn bài được qui định như sau:

Bậc thuếVốn điều lệ đăng kýMức thuế/năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng
Bậc 2Từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng
Bậc 3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000 đồng

Trường hợp, công ty được thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

  • Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : Doanh nghiệp nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg quy định hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn cho Qúy khách hàng ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và mã hóa ngành nghề theo quy định của pháp luật. Sau đây là một số mã ngành liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử Qúy khách hàng có thể tham khảo:

STTTên ngànhMã ngành
1.Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.Chi tiết: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử4791Điều 35 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về Thương mại điện tử
2.Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.6209
3.Dịch vụ thông tin khác. Chi tiết:– Các dịch vụ thông tin qua điện thoại;– Các dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua hợp đồng hay trên cơ sở phí;6329
4.Cổng thông tin. Chi tiết:– Cổng thông tin (không bao gồm hoạt động báo chí)– Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;– Thiết lập mạng xã hội;6312Điều 6Điều 27Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quản Lý, Cung Cấp, Sử Dụng Dịch Vụ Internet Và Thông Tin Trên Mạng
5.Quảng cáo7310
6.Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận7320
7.Hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi8220
8.Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại8230
9.Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu.Chi tiết: Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng9329Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp , sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

Ngay sau khi tiếp nhận các thông tin trên từ Quý Khách hàng, Bravolaw sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ sau đó bàn giao tới Quý khách hàng ký.

Hồ sơ thành lập công ty gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
    • Giấy CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Bravolaw thực hiện thủ tục.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Luật Bravolaw sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và theo dõi hồ sơ tới khi nhận kết quả.

Bước 4: Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục sau:

  • Khắc dấu;
  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Đặt và phát hành hóa đơn.

Bước 5: Góp vốn

Thành viên/cổ đông phải góp vốn đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Xin giấy phép hoạt động thương mại điện tử

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
  • Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định;

Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

  • Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  • Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật
  • Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

Dịch vụ của công ty thành lập công ty thương mại điện tử tại Luật Bravolaw

  • Tư vấn các điều kiện và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thành lập công ty thương mại điện tử;
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thành lập công ty thương mại điện tử;
  • Tư vấn các thủ tục sau thành lập công ty thương mại điện tử;
  • Tư vấn và hướng dẫn thủ tục thông báo, đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương.

Trên đây là toàn bộ nội dung về thành lập công ty kinh doanh thương mại điện tử theo quy định mà Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu có vướng mắc, hãy liên hệ theo Hotline: 1900 6296 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn nhé.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2022

Khám phá những điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần theo quy định mới

Công ty cổ phần là loại hình kinh doanh phổ biến bởi tính linh hoạt trong việc phát huy sức mạnh được những ưu điểm của nhiều người (cổ đông), và hơn hết có thể huy động được vốn một cách mạnh mẽ để doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như dễ dàng mở rộng quy mô cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để thành lập công ty cổ phần đòi hỏi các điều kiện thành lập tuân thủ các quy định pháp luật và đặc biệt là luật doanh nghiệp năm 2020, cùng với Luật Bravolaw tìm hiểu về điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần trong bài viết dưới đây.

Điều kiện chung khi thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về tên công ty cổ phần

  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia.
  • Tên công ty cổ phần dự kiến thành lập công ty sẽ được luật sư của Luật Bravolaw tư vấn, tra cứu sơ bộ, trên cơ sở kết quả tra cứu luật sư sẽ đưa ra các giải pháp cho khách hàng lựa chọn tên công ty phù hợp và theo mong muốn.

Điều kiện về trụ sở công ty

Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

  • Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
  • Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập như điều kiện về mức vốn đăng ký, chứng chỉ hành nghề để đủ điều kiện hoạt động.
  • Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Tổng hợp những điều kiện thành lập công ty

Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định

  • Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh ngiệp chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký. Vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng. Luật sư tư vấn sẽ cụ thể  cho doanh nghiệp.
  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện về cổ đông công ty

  • Thành lập công ty cổ phần bởi tối thiểu ba cổ đông sáng lập
  • Các cổ đông phải thỏa mãn các qui định chung của Luật Doanh nghiệp

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp
  • Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ưu và nhược điểm của loại hình công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần

  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
  • Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn tối đa;
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
  • Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng không phải thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh (trừ một số trường hợp do cổ đông không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Do vậy, phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần.
  • Chỉ có loại hình công ty cổ phần là có thể phát hành chứng khoán và tham gia thị trường chứng khoán, huy động vốn trên thị trường này.

Nhược điểm của công ty cổ phần

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
  • Sau khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn, cổ đông mua cổ phần của công ty sẽ không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp mà chỉ được ghi nhận tại hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.
  • Một số ngành nghề đặc biệt không được đăng ký loại hình công ty cổ phần như: dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán, luật,…

Một số câu hỏi khi thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần cần có mấy người?

Để có thể thành lập công ty cổ phần hoặc duy trì hoạt động loại hình công ty cổ phần cần có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông tham gia góp vốn tại công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có sự khác biệt gì so với các loại hình doanh nghiệp khác?

Khác biệt lớn nhất của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác là chỉ duy nhất công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn và tham gia thị trường chứng khoán.

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, khi thành lập công ty cổ phần đối với các ngành nghề thông thường không có yêu cầu về vốn thì các cổ đông tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về số vốn của công ty, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa cho riêng loại hình công ty cổ phần.

Trên đây là một số điều kiện chung khi thành lập công ty/doanh nghiệp cổ phần bạn cần nắm rõ. Nếu bạn cảm thấy vẫn còn nhiều khúc mắc câu hỏi cần giải đáp? Bạn cần tư vấn thêm về các luật doanh nghiệp? Bạn cảm thấy vẫn chưa sẵn sàng để có thể tự mình đăng ký thành lập công ty? Hãy để chúng tôi theo Hotline: 1900 6296 Luật Bravolaw sẽ tư vấn giúp bạn.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Tư vấn 10 câu hỏi liên quan đến thành lập công ty theo quy định

Trước khi thành lập doanh nghiệp, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, sau khi đã thực hiện xong xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bài viết dưới đây chúng tôi Luật Bravolaw sẽ liệt kê 10 câu hỏi liên quan đến thành lập công ty phổ biến nhất theo quy định hiện nay.

10 câu hỏi liên quan đến thành lập công ty

1.Ai có quyền thành lập công ty?

Theo quy định của pháp luật Quý khách hàng chỉ cần trên 18 tuổi không thuộc đối tượng không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể khởi nghiệp và thành lập công ty. Đối với cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần do được nhận chuyển nhượng như việc đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

2. Tên công ty phải đặt như thế nào?

  • Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
  • Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
  • Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.

3. Phải xác định ngành nghề kinh doanh cho công ty như thế nào?

  • Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.
  • Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
  • Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Luật Bravolaw sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.

4. Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Nếu như thành lập hộ kinh doanh cá thể Quý khách hàng nộp tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở thì khi thành lập công ty Quý khách hàng nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

5. Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập mà người khởi nghiệp có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh nào khi có nhu cầu kinh doanh tại tỉnh đó.

6. Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.

7. Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở công ty hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chung cư và nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty cũng như địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.

8. Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

  • Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký (Công ty thành lập trong năm 2022 được miễn thuế môn bài);
  • Thuế Giá trị gia tăng (chỉ phải đóng thuế nếu phát sinh);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi).

9. Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?

Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập) tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:

  • Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

10. Có cần làm biển công ty?

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).

Trên đây là những chia sẻ của Luật Bravolaw muốn gửi tới quý khách hàng. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 6296 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất, Luật sư tư vấn doanh nghiệp, thủ tục thành lập công ty.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

Tổng hợp những quy trình thành lập công ty theo quy định

Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021 đã đơn giản hóa rất nhiều đối với thủ tục thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp. Nhằm giúp người có nhu cầu thành lập công ty nắm bắt đúng và chính xác nhất quy trình thành lập công ty mới Luật Bravolaw tư vấn chi tiết quy trình thành lập công ty như sau:



Căn cứ pháp lýLuật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Thông tư 01/2021/TT-BKHDT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Quy trình thành lập công tyBước 1: Chuẩn bị các điều kiện để thành lập công ty
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc qua đường bưu chính.
Bước 5: Khắc dấu công ty
Điều kiện thành lập công tyĐiều kiện về tên công ty:

Tên công ty phải có loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký thành lập trước đó.

Điều kiện về trụ sở công ty

Trụ sở công ty phải đăng ký khi thành lập;
Trụ sở công ty phải ở tại Việt Nam, rõ ràng và ghi theo địa giới hành chính;
Trụ sở công ty không được đặt ở nhà chung cư, tập thể.

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm, hạn chế kinh doanh;
Ngành nghề kinh doanh được ghi theo mã cấp 4 tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hoặc theo pháp luật chuyên ngành.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Từ đủ 18 tuổi trở lên;
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp;
Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty.Người đại diện theo pháp luật có địa chỉ liên lạc tại Việt Nam.

Điều kiện về vốn điều lệ

Không có quy định mức vốn tối thiểu, tuy nhiên đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ phải tối thiểu bằng hơn vốn pháp định.Vốn điều lệ phải được góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Khi thành lập doanh nghiệp không cần có tài liệu chứng minh về nguồn vốn điều lệ.

Điều kiện về thành viên, cổ đông sáng lập

Người thành lập doanh nghiệp phải trên 18 tuổi, tổ chức thành lập doanh nghiệp phải là pháp nhân, không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.Một số trường hợp không thuộc trường hợp được thành lập doanh nghiệp: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; Công an, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Hồ sơ thành lập công tyTùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp người thành lập công ty sẽ lựa chọn đầu mục hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp khi đăng ký thành lập:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Công ty Luật Bravolaw sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Luật Bravolaw thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Thời gian thành lập công tyTheo quy định Luật doanh nghiệp 2020, thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc sau ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Chi phí thành lập công tyLệ phí cấp đăng ký kinh doanh: 50.000 VNĐ (Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh)
Lệ phí đăng bố cáo: 100.000 VNĐ
Một số lưu ý thành lập công tyLưu ý về tên công ty:

Tên công ty thường gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp, do đó trước khi đăng ký thành lập công ty, nên tra cứu nhãn hiệu tương ứng với tên của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, Tên công ty có thể thay đổi được, tuy nhiên hạn chế thay đổi tên tên công ty do sẽ phải thay đổi rất nhiều các giấy tờ, thủ tục kèm theo.
Tên công ty không bắt buộc phải thể hiện ngành nghề của công ty trong phần tên riêng.
Tên công ty không nên quá dài, khó đọc gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Lưu ý về ngành nghề
Ngành nghề không thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Nội dung ngành nghề được thể hiện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Ngành nghề công ty có thể đăng ký nhiều lĩnh vực, nên đăng ký nhiều ngành nghề liên quan để tránh việc thay đổi bổ sung ngành nghề;
Đối với các ngành nghề không được quy định trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký theo pháp luật chuyên ngành.

Lưu ý về vốn điều lệ:

Vốn điều lệ liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng của doanh nghiệp. Có hai mức thuế môn bài: 2.000.000 VNĐ đối với các công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng; mức 3.000.000 VNĐ đối với các công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.Vốn điều lệ không nên đăng ký quá cao, thủ tục giảm vốn khó khăn hơn thủ tục tăng vốn.Vốn điều lệ nên căn cứ vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đăng ký phù hợp tránh thấp quá phải tăng vốn bổ sung kinh doanh.Công ty góp đúng và đủ số vốn đã đăng ký và trong thời hạn quy định để tránh xử phạt vi phạm hành chính cũng như những tranh chấp nội bộ.

Lưu ý về đại diện theo pháp luật:

Doanh nghiệp có thể có 2 hoặc nhiều đại diện theo pháp luật;
Trường hợp đại diện theo pháp luật là người nước ngoài cần chú ý làm thủ tục liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài;
Đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp xuất cảnh phải ủy quyền lại cho người khác quản lý doanh nghiệp.
Lưu ý sau khi thành lập công tySau khi thành lập công ty, công ty cần chú ý thực hiện các thủ tục sau:

Mở tài khoản ngân hàng của công ty
Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài: Miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp thành lập năm 2021 nhưng vẫn cần nộp từ khai thuế môn bài.
Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
Góp vốn đúng thời hạn quy định
Kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
Câu hỏi khi thành lập công tyNộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Trừ các ngành nghề có yêu cầu ký quỹ, vốn pháp định thì người thành lập công ty tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn doanh nghiệp kê khai mà không bắt buộc phải có bao nhiêu tiền mới có thể thành lập công ty.

Điều kiện làm trụ sở công ty như thế nào?

Không cho phép nhà tập thể, nhà chung cư dùng để đăng ký trụ sở công ty.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật BravolawTư vấn loại hình đăng ký kinh phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
Tư vấn các ưu nhược điểm chi tiết cho từng loại hình kinh doanh khi khách hàng tiến hành đăng ký kinh doanh;
Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Tư vấn các thủ tục sau đăng ký kinh doanh;
Tư vấn các thủ tục thuế, bảo hiểm, tài chính kế toán, quyền sở hữu trí tuệ, quản trị, … trong quá trình kinh doanh.
Kết quả dịch vụ khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty của Công ty Luật BravolawGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Dấu tròn công ty;
Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: mở tài khoản, đặt in hoá đơn;
Tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng
Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội;
Dịch vụ sau thành lập: tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hoá đơn giá trị gia tăng;
Hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động;
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp….

Quý khách hàng sau khi thành lập công ty tại Luật Bravolaw sẽ được tư vấn miễn phí các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp, hướng dẫn kê khai thuế. Mọi khó khăn, vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6296 để được hỗ trợ tốt nhất!