Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần theo quy định hiện nay

Thủ tục thành lập công ty được quy định rõ ràng theo Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn của nó. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện nếu không nắm rõ các quy định và biết được những kinh nghiệm về trình tự thành lập công ty thì có thể gặp vô vàn khó khăn.

Hơn nữa, công ty cổ phần lại được xem là một công ty có thủ tục thành lập và hoạt động khá phức tạp. Chính vì thế, để thuận tiện cho những doanh nghiệp tiến hành thành lập công ty cổ phần, Luật Bravolaw xin đưa ra một vài kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần mà trong những năm hoạt động trong lĩnh vực này chúng tôi có được.

Kinh nghiệm về cách đặt tên công ty cổ phần phù hợp với quy định của pháp luật?

Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty phải không được trùng với tên của công ty khác; không được trùng với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân nhân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,…; không được sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Khi đặt tên công ty cổ phần phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình công ty + tên riêng

Kinh nghiệm về cân đối lựa chọn mức vốn của công ty cổ phần như nào?

Pháp luật quy định có những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định và có những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Nếu công ty hoạt động ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định thì công ty sẽ phải đảm bảo số vốn tối thiểu để đủ điều kiện thành lập công ty.

Vốn điều lệ là tổng số vốn mà các cổ đông góp hoặc cam kết góp để thành lập công ty trong một thời gian nhất định và được ghi vào trong Điều lệ công ty. Khoản vốn này công ty tự do đăng kí và không chịu sự rằng buộc của pháp luật, người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trước khoản vốn của mình.

Vốn pháp định của công ty là mức vốn tối thiểu phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn khi thành lập công ty. Ví dụ như khi thành lập công ty cổ phần kinh doanh lĩnh vực bất động sản thì vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng.

Kinh nghiệm về việc góp vốn thành lập và cổ đông công ty cổ phần?

Việc góp vốn mua cổ phần trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Tài sản góp vốn là Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông trở lên mới thành lập được công ty cổ phần.

Kinh nghiệm về đăng kí ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Khi đăng ký thành lập nghành nghề kinh doanh cần lưu ý xem ngành nghề đó có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Điều kiện về vốn pháp định, yêu cầu về phần vốn cổ phần trong công ty hoặc yêu cầu về chứng chỉ hành nghề.

Kinh nghiệm về đặt địa chỉ công ty cổ phần như thế nào?

Khi mới thành lập công ty, có thể còn chưa có điều kiện để mua hoặc thuê địa điểm làm trụ sở công ty, công ty có thể lựa chọn địa điểm kinh doanh ảo là nhà của người thân, bạn bè,…Địa chỉ công ty cần xác định rõ ràng, chính xác. Lưu ý: không được đặt trụ sở tại nhà tập thể hoặc chung cư không phục vụ cho chức năng kinh doanh.

Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện theo pháp luật cho công ty như nào?

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho công ty thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng trong công ty. Cho nên, cần phải lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kĩ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thành lập công ty vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Kinh nghiệm về đóng thuế sau khi thành lập công ty

Thuế môn bài: Công ty đóng thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ. Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/một năm, dưới 10 tỷ đồng là 2 triệu đồng/một năm, các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện,… là 1 triệu đồng/một năm.

Thuế giá trị gia tăng: đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp

Thuế nhập khẩu (đối với doanh nghiệp nhập khẩu): đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa

Thuế xuất khẩu (đối với doanh nghiệp nhập khẩu): đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa

Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ kí số điện tử như nào?

Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ kí số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.

Mở tài khoản ngân hàng như nào?

Doanh nghiệp chỉ cần đến ngân hàng mang theo Chứng minh nhân dân + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp

Lên kế hoạch chiến lược lâu dài cho công ty cổ phần?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp khó tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, nên ngay từ đầu khi thành lập công ty cổ phần cần hoạch định chiến lược, kế hoạch tỷ mỉ, phương án phòng ngừa rủi ro để tìm cách khắc phục nếu không may gặp phải.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Bravolaw muốn gửi đến quy khách hàng, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để được tư vấn cụ thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét