Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Tư vấn các bước và quy trình thành lập công ty hiện nay

Doanh nghiệp được biết tới là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Việc thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên đặt nền móng cho việc khởi sự kinh doanh cũng như phát triển, mở rộng sau này. Bài viết dưới đây Luật Bravolaw sẽ hướng dẫn quy trình thành lập công ty hiện nay. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Hướng dẫn quy trình thành lập công ty hiện nay

Hiện nay có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đó là:

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân

Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ hai, công ty hợp danh.

Có ít nhất 2 thành viên hợp danh (chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung), ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn

Gồm công ty TNHH 1 thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau, ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.

Thứ tư, công ty cổ phần

Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Hồ sơ mở công ty hiện nay gồm những giấy tờ gì?

Cần chuẩn bị 1 trong những giấy tờ dưới đây tùy thuộc vào loại doanh nghiệp khi mở công ty:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Quá trình mở công ty hiện nay ra sao?

Thủ tục thành lập công ty hiện nay diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty như trên

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty

Trong Thời gian: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Bước 5: Kê khai thuế

Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).

Bước 6: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp.

Bước 7: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Trên đây là các nội dung tư vấn về hướng dẫn quy trình công ty hiện nay. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn thành lập công ty miễn phí cụ thể, hãy liên hệ Luật Bravolaw theo Hotline: 1900 6296 để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét