Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Tổng hợp điều kiện, thủ tục tiến hành thành lập doanh nghiệp xã hội

 Doanh nghiệp xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển đồng đều của cộng đồng xã hội. Việc thành lập doanh nghiệp xã hội vì mục tiêu xã hội, vì cộng đồng được pháp luật Việt Nam công nhận về mặt pháp lý. Vậy điều kiện, quy trình các bước để thành lập được quy định ra sao? Mời các bạn theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Bravolaw để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thành lập doanh nghiệp xã hội: Điều kiện, thủ tục tiến hành

Thuật ngữ doanh nghiệp xã hội được hiểu như thế nào?

Doanh nghiệp xã hội được biết tới là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, có mục tiêu hoạt động là giải quyết vấn đề trong xã hội, môi trường vì lợi ích của cả cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội hoạt động dưới một số hình thức như doanh nghiệp phi lợi nhuận như các trung tâm của người khuyết tật,…; doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng không hề bị chi phối về lợi nhuận hay vấn đề tài chính

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 thì để trở thành doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định pháp luật
  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết các vấn đề trong xã hội, môi trường vì lợi ích của cả cộng đồng
  • Phải sử dụng tối thiểu 51% tổng lợi nhuận hằng năm để thực hiện tái đầu tư các mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp xã hội thì cần:

Thứ nhất, duy trì các mục tiêu đã đăng ký và điều kiện thành lập trong suốt cả quá trình hoạt động. Nếu muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường trong 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt. Và phải có các giấy tờ sau kèm theo:

  • Quyết định và bản sao biên bản họp của doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt.
  • Thỏa thuận về việc xử lý nguồn viện trợ, tài trợ mà công ty đã nhận (nếu còn).

Lưu ý: Doanh nghiệp xã hội chỉ được từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường nếu vẫn bảo đảm khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã xử lý số dư của khoản viện trợ, tài trợ đã nhận (tham khảo khoản 2 Điều 6 Nghị định 96/2015/NĐ-CP)

Thứ hai, không được phép sử dụng các khoản tài trợ đã nhận cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết các vấn đề trong xã hội, môi trường đã đăng ký

Thứ ba, khi được nhận các ưu đãi, hỗ trợ thì phải định kỳ hằng năm báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình hoạt động.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, quy trình các bước thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội diễn ra như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ

Hồ sơ giấy tờ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội tương ứng với loại hình đó, cụ thể cần những giấy tờ sau:

  •  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách các thành viên, các cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài
  • GCN đăng ký đầu tư
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ doanh nghiệp tư nhân, của các thành viên công ty, của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
  • Quyết định về việc thành lập, GCN đăng ký công ty
  • Giấy tờ ủy quyền; CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm những giấy tờ dưới đây:

Bản Cam kết sẽ thực hiện các mục tiêu vì xã hội, vì môi trường (Biểu mẫu 1- Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT)

Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH 02 thành viên trở lên), chủ sở hữu công ty hoặc HĐTV hoặc chủ tịch công ty (công ty TNHH 01 thành viên), đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần), các thành viên hợp danh (công ty hợp danh)

Bước 2: Nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký

Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy xác nhận đăng công bố thông tin Cam kết thực hiện các mục tiêu vì xã hội, vì môi trường trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 4: Giải quyết hồ sơ

Trong 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận giấy tờ hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cập nhật thông tin Cam kết thực hiện mục tiêu vì xã hội, vì môi trường vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia.
  • Nếu bị từ chối: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ doanh nghiệp biết

Trên đây là những vấn đề khái quát về thành lập doanh nghiệp xã hội. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn thành lập công ty về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ 1900 6296 để được giải đáp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét