Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Ghi nhãn và công bố thực phẩm cho các sản phẩm

Tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải được ghi nhãn và công bố thực phẩm với nội dung đầy đủ theo quy định của pháp luật và phải được ghi bằng tiếng Việt.
Nhãn sản phẩm là các bản viết, bản in, bản vẽ hay bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó. Nhãn sản phẩm bao gồm: Phần chính của nhãn( mặt trước), phần còn lại của nhãn và nhãn phụ.
Yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm:
- Đối với các loại hình ảnh, hình vẽ, biểu trưng thì việc ghi nhãn hoặc gắn trên nhãn phải trung thực và không được gây hiểu nhầm, lừa dối hay tạo ra ấn tượng không đúng về bản chất đặc tính và công dụng của sản phẩm.
- Không được làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm với sản phẩm khác bằng cách ghi những lời lẽ, ký hiệu, họa tiết đề cập đến hay gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp so với sản phẩm khác.
- Những thông tin ghi trên nhãn sản phẩm thì bắt buộc chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm. Nếu một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm. Màu của chữ phải tương phản với màu nền của nhãn.
- Nhãn hàng hóa phải bảo đảm không được tẩy, xóa, phải tồn tại lâu dài và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Những quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn sản phẩm:
- Đối với tên sản phẩm: Tên sản phẩm do tổ chức, cá nhân tự đặt tên nhưng phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Không được làm làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, công dụng của sản phẩm và phải ghi trên phần chính của nhãn;
+ Dịch vụ mới: dịch vụ công bố thực phẩm chức năng ưu đãi 50%
+ Phải đúng với tên trong Giấy Tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
+ Đối với tên sản phẩm nhập khẩu ghi trên nhãn phụ phải giữ nguyên và phải ghi thêm tên nhóm mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài hoặc phiên âm ra tiếng Việt và phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.
- Thành phần cấu tạo của sản phẩm: Nhãn của tất cả các sản phẩm đều phải ghi thành phần cấu tạo và phải đảm bảo:
+ Phải ghi cụm từ “Thành phần” trước các thành phần được liệt kê và phải ghi theo thứ tự giảm dần theo khối lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của mỗi thành phần.;
+ Trường hợp một thành phần của sản phẩm là một hỗn hợp gồm từ hai thành phần khác trở lên thì phải liệt kê thành phần hỗn hợp đó trong dấu ngoặc đơn và theo thứ tự giảm dần về khối lượng. Trường hợp thành phần hỗn hợp chiếm dưới 5% khối lượng của sản phẩm cuối cùng thì không phải công bố thành phần hỗn hợp đó, trừ các phụ gia thực phẩm có chức năng công nghệ đối với sản phẩm cuối cùng.
- Định lượng sản phẩm:
Định lượng sản phẩm phải được ghi theo đơn vị đo quốc tế.
- Định lượng sản phẩm đối với từng loại thực phẩm được ghi theo cách sau đây:
+ Ghi theo thể tích thực đối với thực phẩm dạng lỏng;
+ Ghi theo khối lượng tịnh đối với thực phẩm dạng rắn;
+ Ghi theo khối lượng tịnh hoặc thể tích thực đối với thực phẩm vừa rắn vừa lỏng hoặc thực phẩm dạng sệt.
- Đối với thực phẩm được đóng gói trong môi trường lỏng phải ghi khối lượng thực phẩm khô bên cạnh khối lượng tịnh.
+ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải bảo đảm thông tin chính xác, trung thực về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm. Thời hạn sử dụng phải ghi trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
+ Ngày sản xuất có thể ghi như sau: “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. Chữ số chỉ ngày, tháng, năm ghi theo một trong các cách sau: chỉ ngày gồm hai chữ số, chỉ tháng gồm hai chữ số, chỉ năm gồm hai chữ số cuối hoặc đầy đủ bốn chữ số, và giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), gạch ngang (-), gạch chéo (/) hoặc không có dấu, riêng trường hợp không dùng dấu chỉ gồm sáu chữ số.
- Thời hạn sử dụng phải bao gồm các thông tin sau đây:
+ Ngày và tháng đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng không quá ba tháng;
+ Tháng và năm đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng trên ba tháng;
+ Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa.
- Hướng dẫn sử dụng:
+ Phải ghi trên nhãn sản phẩm hướng dẫn sử dụng.
+ Trường hợp nhãn sản phẩm có diện tích nhỏ hơn 10 cm2 thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu hướng dẫn sử dụng gắn kèm theo thực.
- Các khuyến cáo và cảnh báo an toàn:
+ Các khuyến cáo về sức khỏe phải dựa trên các bằng chứng khoa học và được chứng minh khi công bố sản phẩm
+ Các khuyến cáo về so sánh dinh dưỡng phải tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành theo Thông tư liên tịch này. Trong trường hợp Việt Nam chưa cập nhật các khuyến cáo so sánh dinh dưỡng thì có thể theo hướng dẫn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
+ Các cảnh báo an toàn (nếu có) phải được ghi nhãn và hướng dẫn đầy đủ.
+  Không được nhấn mạnh sự không có mặt một hoặc một số thành phần trong sản phẩm nhằm mục đích quảng cáo trong trường hợp thành phần đó có tính chất và công dụng tương tự với các chất, thành phần cùng nhóm.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm:
+  Đối với sản phẩm nhập khẩu: ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm.
+ Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
 Trường hợp sản phẩm được sản xuất ngay tại nơi đăng ký kinh doanh thì trên nhãn ghi tên và địa chỉ cơ sở sản xuất theo đăng ký kinh doanh;
 Trường hợp sản phẩm được sản xuất tại các địa điểm khác ngoài nơi đăng ký kinh doanh nhưng mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì trên nhãn ghi địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm nhưng phải bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc;
 Sản phẩm do hai hay nhiều tổ chức, cá nhân cùng sản xuất thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa vào lưu thông;
 Trường hợp trên nhãn sản phẩm ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng bá cho sản phẩm của mình thì phải ghi mối liên quan giữa tổ chức, cá nhân ghi thêm với sản phẩm đó.
- Xuất xứ sản phẩm:
+ Đối với sản phẩm nhập khẩu, trên nhãn phải ghi tên nước xuất xứ của sản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
+ Trường hợp sản phẩm được sang bao, đóng gói tại một nước khác với nước sản xuất thì ngoài việc ghi xuất xứ sản phẩm là nước sản xuất ra sản phẩm đó phải ghi tên nước của nơi đóng gói cuối cùng.
Đối với một số sản phẩm đặc thù thì ngoài các yêu cầu theo quy định thì cần đáp ứng các điều kiện khác:
- Đối với các chất phụ gia thực phẩm sẽ phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Tên nhóm với tên chất phụ gia, ví dụ: chất nhũ hóa: natri polyphosphat; hoặc với mã số quốc tế của chất phụ gia (mã số được đặt trong ngoặc đơn), ví dụ: chất nhũ hóa (452i).
+ Mã số quốc tế (nếu có).
+ Nếu có hai hoặc nhiều chất phụ gia thực phẩm trong một bao gói, các tên của chúng phải được liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng từ cao xuống thấp trong mỗi bao gói.
+ Ghi rõ “Dùng cho thực phẩm” dưới tên phụ gia với chiều cao chữ tối thiểu là 2 mm và được in đậm.
- Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ:
Thực phẩm được sản xuất, chế biến, bảo quản có sử dụng kỹ thuật chiếu xạ phải ghi trên nhãn dòng chữ “Thực phẩm đã qua chiếu xạ” hoặc trên nhãn có hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.
Mọi vấn đề còn thắc mắc vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900 6296 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét